Tuesday, January 7, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaĐại dịch Covid-19 đang trở thành “con dao hai lưỡi” đối với...

Đại dịch Covid-19 đang trở thành “con dao hai lưỡi” đối với Bắc Kinh

Cả thế giới đều đang nhận thấy Bắc Kinh đang lợi dung đại dịch Covid-19 để trục lợi về đối ngoại và thúc đẩy các yêu sách phi lý trên biển, song tính toán của Trung Quốc đã lợi bất cập hại. Đại dịch Covid -19 đang trở thành “con dao hai lưỡi” đối với giới cầm quyền Bắc Kinh.

1. Về đối ngoại, dịch viêm đường hô hấp do virus corona (sau này gọi là Covid-19) khởi nguồn từ tỉnh Vũ Hán của Trung Quốc từ tháng 11/2019, sau đó bùng phát trên toàn Trung Quốc. Giới cầm quyền Bắc Kinh che dấu, bưng bít thông tin và chỉ thông báo cho Tổ chức Y tế (WHO) sau hơn 1 tháng dịch bệnh xảy ra ở Vũ Hán làm dịch bệnh bùng phát mạnh ở Trung Quốc và lan ra toàn thế giới, trở thành đại dịch toàn cầu.

Sau khi dịch bùng phát ở khắp nơi trên thế giới và Trung Quốc bước đầu khống chế được dịch bệnh thì giới cầm quyền Bắc Kinh sử dụng Covid-19 như một công cụ để thúc đẩy “ngoại giao khẩu trang”, “ngoại giao kít thử Covid”, “ngoại giao thiết bị y tế” để thúc đẩy quan hệ song phương, tăng cường ảnh hưởng, nâng cao vị thế. Thế nhưng kết quả không được như mong muốn của Bắc Kinh, thậm chí là phản tác dụng. Hình ảnh của Trung Quốc không những không đẹp lên trong con mắt cộng đồng quốc tế mà trái lại thể diện và uy tín của Trung Quốc lại càng xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế.

Hàng giả, hàng hóa kém chất lượng của Trung Quốc đã nổi tiếng từ lâu trên thế giới, nhưng đến khi dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu thì người ta mới thấy tác hại của hàng hóa kém chất lượng của Trung Quốc. Từ khẩu trang cho đến kít thử Covid đều kém chất lượng. Nếu như Trung Quốc rêu rao rằng kít thử Covid của Trung Quốc đạt độ chính xác trên 80% thì trên thực tế là con số ngược lại, kít thử Covid của Trung Quốc đến trên 80% là sai và độ chính xác chỉ được chưa đến 20%. Nguy hiểm là ở chỗ kít thứ Covid sai dẫn đến dịch bệnh càng bùng phát mạnh do không kiểm soát được người mắc bệnh khi thử.

Còn khẩu trang y tế của Trung Quốc sản xuất thì chất lượng không đảm bảo dẫn đến việc nhiều người dùng khẩu trang mà vẫn mắc bệnh, nhất là lực lượng y bác sĩ, những người thường xuyên phải tiếp xúc với người bệnh; có những khẩu trang chưa dùng đã đứt dây đeo. Đây cũng chính là một nguyên nhân làm cho dịch bệnh bùng phát mạnh hơn. Nhiều nước như Ý, Anh, Pháp, Úc, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Áo… đã phải lên tiếng về chất lượng kém cỏi của những trang thiết bị, vật tư y tế của Trung Quốc. Nhiêu nước đã trả lại bộ kít thử, khẩu trang hoặc hủy bỏ các đơn đặt hàng với các nhà cung cấp Trung Quốc.

Mới đây nhất, hôm 25/4/2020, Ấn Độ đã hủy bỏ đơn đặt hàng mua 500 triệu bộ kít thử covid-19 của Trung Quốc vì chất lượng kém. Đây không chỉ là chuyện chất lượng hàng hóa được giao dịch bình thường mà còn là chuyện chính trị và thể diện quốc gia. Việc làm của Ấn Độ đã làm cho mưu toan sử dụng “ngoại giao kít thử covid-19” của nhà cầm quyền Trung Quốc tan vỡ.

Không chỉ có thế, Trung Quốc còn tìm cách ngăn một báo cáo của Liên Minh Châu Âu (EU) cáo buộc Trung Quốc thông tin sai lệch về sự bùng phát đại dịch Covid-19. Một số hãng tin đã đưa tin quan chức cấp cao của Trung Quốc đã dọa nạt quan chức EU tại Bắc Kinh “nếu báo cáo đúng như những gì được mô tả và được công bố thì sẽ rất tệ hại cho quan hệ hợp tác hai bên” khiến báo cáo đã bị hoãn lại đến ngày 24/4 mới được công bố (lúc đầu dự kiến công bố hôm 21/4) và nhiều nội dung trong dự thảo báo cáo ban đầu bị xóa đi.

Nhưng “vỏ quýt dầy, ắt có móng tay nhọn”, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai lên tiếng yêu cầu Trung Quốc hợp tác để điều tra về nguồn gốc dịch bệnh. Cùng với Mỹ, Thủ tướng Úc Scott Morrison cũng đã lên tiếng đề nghị tất cả các thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nên hợp tác trong cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc Covid-19. Thủ tướng Morrison cũng đã điện đàm với Lãnh đạo một số nước Châu Âu trao đổi về việc tổ chức điều tra nguồn gốc Covid-19.

Xem ra, dịch Covid-19 không đem đến những “kết quả ngoại giao tích cực” như mong muốn của những người cầm quyền ở Bắc Kinh mà nó chỉ càng làm cho dư luận thấy rõ bản chất dối trá và mưu đồ bành trướng của Bắc Kinh. Đúng là “gậy ông đập lưng ông”, những gì Bắc Kinh đang reo rắc cho cả thế giới đang tác động ngược lại đến uy tín và hình ảnh của giới cầm quyền Bắc Kinh.

Có lẽ cú đau nhất với Bắc Kinh là Mỹ công khai ủng hộ Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. Ngày 27/4/2020, Bộ trưởng Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ Alex Azar đã có cuộc điện đàm kéo dài 30 phút với Bộ trưởng Y tế Đài Loan Trần Thời Trung thảo luận về việc trao cho Đài Loan một vai trò lớn hơn trong cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch Covid-19 và về việc Mỹ ủng hộ Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế thế giới (WHO).Đây là cuộc liên lạc cấp cao hiếm hoi giữa Mỹ – Đài và động thái này chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.

2. Về mưu đồ sử dụng đại dịch Covid-19 để thúc đẩy yêu sách phi lý ở Biển Đông thì rõ ràng Bắc Kinh đang nhận phải sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế bất chấp việc các nước đều đang bận ứng phó với đại dịch.

Trung Quốc đã cho thấy họ sẽ không bao giờ từ bỏ các yêu sách chủ quyền vô lý trên Biển Đông, bất chấp đã bị cộng đồng quốc tế nhiều lần bác bỏ. Trong những ngày qua, Bắc Kinh tận dụng triệt để đại dịch Covid-19 với niềm tin là những gì họ đang làm sẽ không vấp phải sự phản đối nào hoặc phản đối yếu ớt từ các bên ở Biển Đông do các nước đều đang phải tập trung mọi nguồn lực đối phó với dịch bệnh.

Trên thực địa, Bắc Kinh tiến hành các hoạt động hung hăng một cách dồn dập như đâm chìm tàu cá Việt Nam; đưa nhóm tàu tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh vào Biển Đông tập trận; đưa tàu khảo sát địa chất Hải Dương 08 cùng nhiều tàu hải cảnh, tàu dân quân biển đi vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam rồi dừng lại gây hấn trong vùng biển của Malaysia; công bố thành lập trung tâm nghiên cứu trên đá Chữ Thập và Subi, đồng thời đưa tàu nghiên cứu vào hoạt động ở Biển Đông….

Bên cạnh đó, Trung Quốc gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc vu cáo Việt Nam “chiếm đóng trái phép các đảo thuộc Trung Quốc (17/4/2020); ngang nhiên tuyên bố thành lập hai đơn vị hành chính để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (18/4/2020); ra thông cáo về việc đặt tên cho 80 thực thể ở Biển Đông….

Những động thái diễn ra một cách dồn dập trong vòng khoảng 1 tháng, khiến nhiều người tin rằng Trung Quốc đang lợi dụng tình cảnh các nước bận đối phó với dịch bệnh để thúc đẩy yêu sách trên Biển Đông.Ý đồ “đục nước béo cò” của Trung Quốc trên Biển Đông đến giờ đã thể hiện rõ.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã sai lầm khi liên tục thực hiện các hành vi khiêu khích trên Biển Đông vì cho rằng các bên liên quan sẽ phản ứng yếu ớt trong bối cảnh bận đối phó với đại dịch khởi nguồn từ Trung Quốc. Họ không chỉ gặp phải phản ứng mạnh từ các nước liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia mà đang gánh chịu sự chỉ trích gay gắt của cộng đồng quốc tế.

Đi đầu là Mỹ, nước đang chịu tổn thất nặng nề nhất từ dịch Covid 19. Không chỉ lên tiếng phản đối mạnh mẽ các hành động gây hấn, bắt nạt các nước láng giềng của Trung Quốc, Mỹ đã có những hoạt động kiên quyết hơn trên thực địa khi điều 3 tàu chiến đến khu vực nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 08 đang uy hiếp hoạt động dầu khí của Malaysia và tiến hành khảo sát bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia. Ngày 28/4/2020,Tàu khu trục USS Barry của hải quân Mỹ tiến hành chiến dịch tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa.

Đây có thể xem là một thông điệp mạnh mẽ mà Mỹ muốn gửi đến Trung Quốc rằng kể cả khi bị đại dịch hoành hành, sức mạnh quân sự và sự hiện diện của Washington tại khu vực sẽ không thay đổi. Ngay cả khi tàu sân bay Mỹ không hoạt động, Washington vẫn còn nhiều tàu chiến khác sẵn sàng tiến vào khu vực và chứng minh sự hiện diện trên Biển Đông.

Không chỉ đối mặt với phản ứng gay gắt của Mỹ, Trung Quốc còn hứng chịu làn sóng chỉ trích và quan ngại mạnh mẽ từ Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, và Liên minh châu Âu…. Các nước này dưới các hình thức khác nhau đã lên án Bắc Kinh lợi dụng đại dịch Covid-19 tiến hành các hoạt động gây, bắt nạt các nước láng giềng ven Biển Đông.

Đáng chú ý, hải quân Úc đã điều 01 tàu khu trục tham gia một cuộc tập trận chung với 3 tàu chiến của Mỹ tại khu vực không xa nơi tàu khảo sát địa chất Hải Dương 08 của Trung Quốc khảo sát bất hợp pháp ở vùng biển Malaysia. Động thái này của Úc thể hiện bất cứ trong hoàn cảnh nào các đồng minh của Mỹ luôn sẵn sàng sát cánh cùng Mỹ trong việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc, duy trì trật tự dựa trên luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Những hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông được tính toán một cách kỹ lưỡng với mức độ ngày càng leo thang nhằm thực hiện mục tiêu độc chiếm Biển Đông: từ bồi đắp rồi quân sự hóa trái phép các đảo nhân tạo, Bắc Kinh bắt đầu lập kế hoạch dài hơi để củng cố yêu sách chủ quyền vô lý và liên tục bổ sung các “chiêu thức” mới qua từng năm. Từ chỗ sử dụng tàu hải cảnh để đe dọa tàu cá nước khác thì hiện tại Trung Quốc đã chuyển sang kết hợp tàu hải cảnh, tàu dân quân biển và tàu khảo sát để cản trở các hoạt động khai thác dầu khí của quốc gia khác trên Biển Đông.

Người ta thường nói lúc khó khăn mới biết ai là người bạn chân thành. Những hành động có chủ ý, có tính toán như vậy của những người cầm quyền Bắc Kinh chỉ tạo ra thêm căng thẳng với các nước ASEAN và làm dấy lên sự nghi ngờ về cái gọi là sự chân thành của Trung Quốc trong việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Rõ ràng là đại dịch Covid-19 đang trở thành “con dao hai lưỡi” hay “gậy ông đập lưng ông” đối với Bắc Kinh. Đại dịch làm thế giới thấy rõ thêm bộ mặt bành trướng, bá quyền, hiếu chiến của giới cầm quyền Bắc Kinh khiến hình ảnh của Trung Quốc càng thêm hoen ố trong con mắt cộng đồng quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới