Saturday, December 28, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ bắt nạt cả… Nga!

TQ bắt nạt cả… Nga!

Không chỉ bắt nạt các nước nhỏ, hòng làm mưa làm gió trên biển Đông, thời gian qua, Trung Quốc còn ngang nhiên giỡn mặt, thách thức cả các siêu cường như Mỹ và Nga. Tư tưởng Đại Hán lại bùng lên mãnh liệt trong thế kỷ XXI, khi ngọn cờ “phục hưng Trung Hoa vĩ đại” của ông “vua cộng sản” Tập Cận Bình đang được phất cao trong Đảng cầm quyền Trung Quốc.

Cùng với các hành động phi pháp nhằm khẳng định chủ quyền ở Biển Đông và Núi Everest, gần đây Bắc Kinh còncho bộ máy tuyên truyền ngạo ngược tuyên bố chủ quyền đối với các quốc gia “hàng xóm”. Mới đây hai tờ báo của Trung Quốc làm dậy sóng dư luận quốc tế với tuyên bố: Các quốc gia Trung Á (thuộc Nga) như Kyrgystan và Kazakhstan đã là một phần lãnh thổ Trung Quốc. Bộ máy tuyên truyền không lồ của Bắc Kinh còn vẽ ra viễn cảnh Kazakhstan “háo hức được quay về với Trung Quốc” (!)

Một tờ báo có số lượng người đọc rất lớn (hơn 750 triệu độc giả) được công chúng báo chí Trung Quốc rất tin cậy – tờ Toutiao- vừa bất ngờ đăng bài: “Tại sao Kyrgyzstan không trở về Trung Quốc sau khi giành được độc lập?”. Bài báo truy tìm nguồn cội, dưới triều đại Khan, 510.000 km2 của thành phố Kyrgystan, có nghĩa là toàn bộ đất nước Kyrgysrtan đều thuộc chủ quyền Trung Quốc, nhưng đã bị nước Nga xâm chiếm lãnh thổ.

Bài viết còn đưa ra nhiều chứng cứ giả, giải thích tường tận rằng, giống như Mông Cổ, Kyrgystan thuộc một phần lãnh thổ Trung Quốc chứ không phải của Nga như lâunayngười dân Nga lầm tưởng. Phụ họa với Toutiao, tờ Sohu, một trang báo lớn khác của Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh cũng công bố bài viết với: “Kazakhstan nằm trên các lãnh thổ thuộc lịch sử thuộc về Trung Quốc”. Thật là sự đổi trắng thay đen, với những luận điệu hết sức xằng bậy.

Hàng chục năm trở lại đây các nước Trung Á đang được Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ nhưng điều này cũng khiến họ “dễ bị tổn thương về mặt tài chính”. Tuy nhiên, không thể vì lợi ích kinh tế mà đánh mất chủ quyền, Chính phủ Kazakhstan đã tỏ rõ thái độ, trước hết là triệu Đại sứ Trung Quốc Zhang Xiao đến để phản đối về những nội dung mà báo chí Trung Quốc rêu rao.

Từ lâu dư luận thế giới không còn lạ gì những tuyên bố ngang ngược của Bắc Kinh, đi ngượclại với mục tiêu hòa bình, ổn định khu vực và thế giới. Nhưng lần này dư luận một phen ngã ngửa vì những tuyên bố nêu trên dám đụng đến một siêu cường là Nga.

Xin nói thêm một sự kiện, cuối tuần qua, đài truyền hình CGTN của Trung Quốc, đã đưabức ảnh đỉnh Everest chọc trời. Đài này tuyên bố: “Đỉnh núi cao nhất thế giới nằm ở khu tự trị Tây Tạng là của Trung Quốc!”. Dòng trạng thái này sau đó đã bị xóa, nhưng lại được thay thế bởi một bài mới: “Đỉnh núi cao nhất thế giới nằm ở biên giới Trung Quốc Nepal”.

Sau khi Đài truyền hình CGTN đưa tin tiền hậu bất nhất, Trung Quốc đã gặp sự phản ứng nặng nề từ Nepal. Điều đáng nói, âm mưu chiếm Nepal hay các nước Trung Á chưa phải là tất cả. Điều khiến cả thế giới phẫn nộ là việc Trung Quốcngang ngược tuyên bố 90% Biển Đông thuộc về Trung Quốc. Họ có nhiều hành động nhố nhăng hòng ngăn cản các nước láng giềng làm ăn kinh tế hợp pháp ở vùng biển này.

Giờ đây, tham vọng gậm nhấm biên giới, cưỡng đoạt lãnh thổ của các nước khác của Trung Quốc ngày càng hiện rõ hơn. Không chỉ vùng biển mà nhiều khu vực khác trên đất liền cũng đang nằm trong âm mưu thôn tính của Trung Quốc.

Dịp này chính phủ Nga càng thấy rõ âm mưu của Trung Quốc, vì sao từ lâu Bắc Kinh đã bật đèn xanh cho quân đội ngấm ngầm sao chép trái phép nhiều loại vũ khí của Nga. Mặc dù Matxcơva đã cảnh giác và áp dụng những biện pháp ngăn chặn nhưng không mấy hiệu nghiệm.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã mua các loại vũ khí tiên tiến vào thời ấy của Nga là chiến đấu cơ Su-27 và hệ thống tên lửa S-300. Ngay sau đó, Bắc Kinh đầu tư nghiên cứu các loại vũ khí này và dùng đó làm mẫu để phát triển loại máy bay chiến đấu J-11 và tên lửa đất đối không HQ-9 của Trung Quốc.

Có thể kể thêm, Tiêm kích J-15 dùng cho hàng không mẫu hạm cũng bị cho là bản sao trái phép của Su-33 Nga.

Những hành vi sao chép trắng trợn đó buộc Nga phải tìm mọicách hạn chế việc sao chép công nghệ. Một trong các biện pháp cứng rắn là đòi Trung Quốc phải mua vũ khí với số lượng lớn, thay vì chỉ mua một vài mẫu, vì việc mua mẫu là dấu hiệu của âm mưu sao chép.

Rõ ràng, khi sức mạnh quân sự được tăng cường, Trung Quốc sẽ sẵn sàng gây hấn với Nga, bắt đầu từ những tuyên bố bịp bợm về lãnh thổ.

cạnh những “hàng xóm” xấu bụng như Trung Quốc thật là một mối nguy hiểm đôics với các quốc gia. Đến nay chưa thấy Moskova lên tiếng về những tuyên bố lãnh thổ ngang ngược của Bắc Kinh về vùng Trung Á?

RELATED ARTICLES

Tin mới