Sunday, November 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ tiếp tục gia tăng sức ép quân sự lên Đài Loan:...

TQ tiếp tục gia tăng sức ép quân sự lên Đài Loan: Nguy cơ xung đột bùng nổ

Không quân Đài Loan cho biết, Trung Quốc (8/5) tiếp tục điều máy bay vận tải quân sự Shaanxi Y-8 áp sát phía Tây Nam Đài Loan. Đây là một trong những động thái mới của Trung Quốc nhằm gây áp lực và thể hiện quyết tâm thống nhất với Đài Loan.

Cơ quan Quốc phòng Đài Loan cho biết, máy bay Y-8 của Trung Quốc đã tiến hành huấn luyện ở khu vực bờ biển phía tây nam đảo Đài Loan vào buổi trưa ngày 8/5 trước khi tiến vào vùng nhận diện phòng không. Ngay sau khi phát hiện vụ việc, không quân Đài Loan đã phát cảnh báo để buộc máy bay Trung Quốc quay đầu và rời khỏi vùng nhận diện phòng không của Đài Loan.

Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục điều máy bay chiến đấu, máy bay cảnh báo sớm áp sát sát vùng biển và không phận của Đài Loan. Cụ thể, từ ngày 23/1 đến tháng Hai, Đài Loan ghi nhận 7 vụ đánh chặn máy bay quân sự Trung Quốc. Hôm 16/3, Cơ quan Quốc phòng Đài Loan cho hay, các tiêm kích J-11 cùng một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không KJ-500 của không quân Trung Quốc đã xuất hiện trên vùng biển phía tây nam Đài Loan vào lúc 19 giờ (giờ địa phương) để tiến hành cuộc tập trận ban đêm. Đây là cuộc diễn tập đầu tiên của dàn chiến đấu cơ Trung Quốc trong đêm và dường như hướng tới mục tiêu thử nghiệm khả năng phòng thủ của Đài Loan.

Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai, khẳng định vấn đề Đài Loan là “công việc nội bộ của Trung Quốc” để ngăn chặn các nước bên ngoài can thiệp, lên án những hành khiêu khích của Bắc Kinh. Trong vài năm trở lại đây, giới cầm quyền Trung Quốc đang tìm mọi cách để thống nhất với Đài Loan, bao gồm cả khả năng dùng vũ lực để sáp nhập vào đại lục. Tuy nhiên, đối với giới chức Đài Loan, cũng như đại bộ phận người dân khu vực này đều cho rằng Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền với đồng tiền, hệ thống chính trị, tư pháp riêng, song chưa bao giờ tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc đại lục. Theo kết quả điều tra năm 2018 của Trung tâm Nghiên cứu Bầu cử, Đại học Chính trị quốc gia Đài Loan, có đến 85% số người được hỏi mong muốn giữ nguyên hiện trạng trong quan hệ với Trung Quốc đại lục (có nghĩa là không thống nhất mà cũng không tuyên bố độc lập). Một điều thú vị là, cũng theo điều tra năm 2018, có 55.3% người được hỏi cho rằng mình là người Đài Loan, trong khi chỉ có 4% người được hỏi tự nhận mình là người Trung Quốc. Kết quả trên phản ánh tâm lý chủ đạo trong xã hội Đài Loan là tiếp tục duy trì một mối quan hệ “có ranh giới mơ hồ” như hiện nay với Trung Quốc đại lục.

Hiện đang có nhiều đồn đoán cho rằng nền dân chủ Đài Loan không còn nhiều thời gian. Họ ám chỉ rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đang “mất kiên nhẫn” và có thể ra lệnh xâm chiếm Đài Loan vào đầu những năm 2021. Điểm nóng nguy hiểm nhất của thế giới này có thể phải chứng kiến một cuộc đổ bộ chớp nhoáng, có thể là trước tháng 7/2021 khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) kỷ niệm 100 năm thành lập. Thực tế là Trung Quốc có thể sẽ không tấn công Đài Loan theo cách quyết liệt và rủi ro cao như vậy. Tập Cận Bình và các tướng lĩnh quân đội hàng đầu của ông nhiều khả năng sẽ lên kế hoạch và leo thang một cuộc chiến cân não xuyên eo biển Đài Loan. Họ sẽ tiếp tục sử dụng việc tung tin tức giả để đánh lạc hướng cùng nhiều kỹ thuật khác nhằm khiến Washington dần mất đi sự tự tin rằng Đài Loan có thể được bảo vệ, trong khi tăng cường các hoạt động nhằm làm xói mòn sự tự tin và sức mạnh ý chí của hòn đảo này. Ông Tập Cận Bình sẽ chờ cơ hội tốt và hy vọng rằng chính phủ Đài Loan sẽ đổ vỡ dưới sức ép không ngừng gia tăng, giúp ông đạt được mục tiêu với cái giá “rẻ hơn”. Trong khi đó, các tướng lĩnh quân sự của ông sẽ tiếp tục lên kế hoạch và chuẩn bị thực hiện sứ mệnh “cao cả” của họ. Hành động ép buộc có thể dễ dàng thất bại, do đó xâm lược trở thành một lựa chọn hấp dẫn – đặc biệt trong bối cảnh cân bằng sức mạnh có lợi cho Bắc Kinh hơn hiện nay.

Trong khi đó, Cơ quan quốc phòng Đài Loan nhận định, quân đội Trung Quốc có kế hoạch sử dụng vũ lực tấn công toàn diện nhằm thống nhất Đài Loan với bốn hình thức tác chiến có thể xảy ra gồm răn đe liên hợp – tác chiến phong tỏa – tấn công hỏa lực và tấn công chiếm đảo liên hợp. Theo đó, thống nhất Đài Loan là sứ mệnh không đổi của đảng Cộng sản Trung Quốc. Nếu một ngày Đài Loan tuyên bố độc lập, nội bộ Đài Loan bất ổn, Đài Loan sở hữu vũ khí hạt nhân, đối thoại thống nhất hòa bình hai bờ eo biển bị trì hoãn, thế lực nước ngoài can thiệp công việc nội bộ Đài Loan, quân đội nước ngoài đồn trú ở Đài Loan… đều có thể trở thành cái cớ để Bắc Kinh tấn công Đài Loan. Cơ quan này nhấn mạnh, những động thái gần đây của chính phủ Trung Quốc như triển khai tuần tra quanh đảo Đài Loan, huấn luyện biển xa ở khu vực Tây Thái Bình Dương và diễn tập tác chiến giả định tấn công Đài Loan đều cho thấy, Bắc Kinh tiếp tục duy trì nghiên cứu phát triển vũ khí và công nghệ quân sự nhằm chuẩn bị cho chiến tranh. Tuy nhiên, Đài Bắc cho rằng, trong chiến tranh Đài Loan nếu xảy ra, chiến thuật tấn công chiếm đảo và năng lực hậu cần của Bắc Kinh sẽ gặp trở ngại do điều kiện địa lý tự nhiên của eo biển Đài Loan nên khả năng cao quân đội Trung Quốc sẽ áp dụng hình thức răn đe quân sự liên hợp, tác chiến phong tỏa và tấn công hỏa lực.

Ngoài ra, Mỹ hiện là yếu tố then chốt, đóng vai trò quyết định ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực tấn công Đài Loan. Giám đốc Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) Brent Christensen tuyên bố Mỹ sẽ không cho phép việc sử dụng vũ lực đối với Đài Loan, cho rằng Washington sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để giúp Đài Loan tái gia nhập một số tổ chức quốc tế, bất chấp những phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh. Washington không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc, nhưng là nhà cung cấp vũ khí chính cho Đài Loan và là quốc gia hậu thuẫn mạnh mẽ nhất cho hòn đảo tự trị này.

RELATED ARTICLES

Tin mới