Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiĐập Tam Hiệp: ‘Lời nguyền tử huyệt’ bắt đầu ám ảnh TQ?

Đập Tam Hiệp: ‘Lời nguyền tử huyệt’ bắt đầu ám ảnh TQ?

Chính quyền ĐCS Trung Quốc luôn cam kết với người dân nước này về những lợi ích to lớn của đập thuỷ điện Tam Hiệp. Tuy nhiên những nguy cơ đối với sự an toàn của đập cũng như những tác động tiêu cực về nhiều mặt đang gặp phải đã làm giới chức nước này đau đầu và đưa người dân lâm vào thế nguy nan. Khi Trung Quốc ngày càng phải đối mặt với nhiều hệ luỵ khôn lường từ công trình đầy tham vọng này.

Công trình xây dựng khổng lồ

Dương Tử bắt nguồn từ Tây Tạng, con sông được xem là long mạch lớn nhất thế giới nó đã tạo phúc và dưỡng dục cho dân tộc Trung Hoa hàng nghìn năm qua. Con sông chảy xuống Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc, cung cấp nước sinh hoạt cho 400 triệu người dân và giúp tưới tiêu cho 1/4 diện tích đất canh tác của nước này.

Tuy nhiên vào năm 1994, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành xây đập Tam Hiệp chặn đứng long mạnh của con sông này. Đập Tam Hiệp được xem là giấc mơ của nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông thời còn sống, được bắt đầu xây dựng vào năm 1994 và hoàn thành vào năm 2006.

 Đập thuỷ điện lớn nhất ở miền trung Trung Quốc này bắt đầu đi vào sản xuất điện năm 2008. Con đập được xây dựng bằng bê tông và thép, có chiều dài 2308 mét, chiều cao 181 mét. Hồ chứa có dung tích lên tới 80.300km2, hơn 102.600.000m3 đất đã được chuyển đi nhường chỗ cho 27,2 triệu m3 bê tông và 463.000  tấn thép đủ để xây dựng 63 tháp Eiffel.

Theo các chuyên gia, mực nước trong đập khi ở mức tối đa sẽ cao hơn mực nước biển là 175m và cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn là 110m. Vùng hồ chứa có độ dài trung bình khoảng 660km và chiều rộng 1,12km.

Đập Tam Hiệp là một trong những đập thủy điện có công suất lớn nhất thế giới. Đập Tam Hiệp nằm ở giữa tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên. Công suất tối đa của nhà máy là 6.448MW, dự án này sẽ tạo ra hơn 60 tỷ kilowatt giờ điện mỗi năm, tương đương hai phần ba lượng điện tiêu thụ của thành phố Bắc Kinh trong năm 2015 (ảnh: Techz).

Vùng hồ chứa có diện tích bề mặt nước là 1045 km2 và chứa lượng nước lên đến 42 tỷ tấn. Lượng nước này lớn đến mức có thể khiến trái đất quay chậm lại so với bình thường.

Đập Tam Hiệp có tổng công suất 18,2 mW, gấp 10 lần công suất của các nhà máy điện hạt nhân Daya Bay ở tỉnh Quảng Đông và gấp 8 lần đập thuỷ điện Hoover 1 trong 7 công trình lớn nhất của nước Mỹ.

Với việc xây dựng đập Tam Hiệp, Trung Quốc hy vọng có thể chế ngự thiên nhiên, tạo tiền đề cho dự án chuyển đổi nước bắc nam đầy tham vọng.

 Theo truyền thông Trung Quốc, đập Tam Hiệp lập nhiều kỷ lục thế giới như là đập cao nhất, đập tràn có lưu lượng nước khổng lồ, đập có các âu tàu phục vụ du lịch với nguồn nước cao khổng lồ, dự án có vốn đầu tư lớn nhất…

Theo những công bố tại Trung Quốc, đập Tam Hiệp được xây dựng như 1 vách núi bằng bê tông cốt thép nằm trên một nền đá hoa cương hết sức kiên cố. Đập Tam Hiệp không chỉ được xây dựng kiên cố từ nền tảng cho đến kết cấu đập mà còn được áp dụng nhiều biện pháp gia cố vững chắc, đến mức sức công phá của những vũ khí thông thường không thể phá huỷ. Nói cách khác chỉ vũ khí hạt nhân mới có thể gây tổn thất cho đập Tam Hiệp. 

Theo nhiều nguồn tin khác nhau, tổng chi phí xây dựng đập Tam Hiệp lên tới 40 tỷ đô với 1,3 triệu người phải tái định cư khỏi khu vực. 

Những hệ luỵ nghiêm trọng

Trung Quốc đang bị ám ảnh bởi ‘lời nguyền’ siêu đập nhằm thoã mãn tham vọng về những cái gọi là vĩ đại nhất. Tuy nhiên đằng sau sự thoã mãn đó là những mất mát không thể tính hết.

Báo cáo của chính phủ Trung Quốc về đập Tam Hiệp, sau khi đập được chính thức phê duyệt vào năm 1992 chỉ nói về những lợi ích thu được coi đây là một chương trình để củng cố sức mạnh chính trị, kinh tế và công nghệ quốc gia.

 Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế của nước này lại đặt nhiều câu hỏi liên quan đến phí tổn ảnh hưởng về mặt xã hội và môi trường của công trình khổng lồ này. 

Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất là việc tái định cư cho những người dân bị mất đất trong lưu vực hồ chứa. Diện tích chứa nước đập Tam Hiệp rộng tới 10.000 km2 và kéo dài hơn 600 km về thượng lưu. Đây là quê hương và nơi sinh sống của 1,5 triệu người. 

Chuyên gia môi trường Mỹ cho rằng các dự án thuỷ điện lớn của Trung Quốc được xem là các quả bom nổ chậm do lạm dụng quá mức mẹ thiên nhiên, làm thay đổi cơ cấu đất trồng cũng như làm tăng hiệu ứng biến đổi khí hậu cùng nhiều tác động tàn phá môi trường nghiêm trọng khác.

Đập Tam Hiệp là dự án gây tranh cãi thậm chí cả trước khi nó được phê chuẩn. Khi dự án đập Tam Hiệp được đưa ra lấy ý kiến từ quốc hội Trung Quốc năm 1992, có tới 1/3 đại biểu phản đối. 

Trong một thông cáo mới đây, Chính phủ Trung Quốc họ nhận thức được một số vấn đề ngay cả trước khi dự án xây đập bắt đầu được triển khai, một số vấn đề khác nổi lên trong quá trình xây dựng. 

 Những hệ luỵ mà các cộng đồng xung quanh con đập và dọc bờ sông Dương Tử đang phải gánh chịu lại lớn hơn rất nhiều so với những gì dự kiến. Việc xây dựng được cho là gia tăng nhanh chóng và gây nên các trận động đất, làm cho hệ sinh thái bị phá huỷ cùng hàng loạt vấn đề nghiêm trọng khác.

Ảnh chụp màn hình video: https://www.youtube.com/watch?v=RiIxyatUD4M.

Thống kê của bộ môi trường Trung Quốc cho thấy, khu vực xung quanh đập chỉ riêng năm 2017 đã chịu 776 trận động đất, tăng 60% so với cùng kỳ trước đó so với mức rung chấn lên đến 5 độ Richter. 

Một nghiên cứu từ cơ quan theo dõi động đất Trung Quốc cho thấy chỉ trong khoảng thời gian từ khi khánh thành đập từ năm 2003 đến năm 2009 số lượng trận động đất tăng 30 lần.

Kể từ khi đập được xây dựng một trận lũ kinh hoàng đã xảy ra trên sông Dương Tử vào năm 1998 cướp đi 3500 sinh mạng, chưa kể đập được coi là thủ phạm gián tiếp dẫn đến trận động đất ở Tứ Xuyên vào năm 2008 khiến 87000 người bị tử vong. 

Đập thuỷ điện Tam Hiệp được coi là nguyên nhân khiến cho mực nước giảm mạnh ở các vùng hạ lưu khiến người dân không còn nước sinh hoạt trong thời gian hạn hán diễn ra từ tháng 1 đến 4 hàng năm.

Đơn cử, trận hạn hán ở Tứ Xuyên được cho là tồi tệ nhất trong vòng 50 năm trở lại đây. Trầm tích tích tụ gần con đập được coi là mối đe doạ thường trực đối với việc kiểm soát lũ lụt. Và để giải quyết điều này, Trung Quốc đã phải xây 2 con đập lớn ở thượng nguồn để chặn bùn.

Hồ chứa nước của đập được cho là hấp thu rất nhiều nhiệt và được cho là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ trung bình trong khu vực.

Nhiệt độ tăng lên và sự thay đổi về hệ sinh thái đã tạo ra mối đe doạ đối với nguồn cá của con sông. Trong các đợt mưa lũ hàng năm, hàng ngàn tấn rác đã bị cuốn trôi xuống hồ chứa của đập Tam Hiệp.

Hiện tại mỗi ngày có tới 3000 tấn rác được thu dọn ở con đập nhưng vẫn không đủ để dọn sạch tất cả số rác bị cuốn trôi xuống đập. 

Theo những báo cáo chính thức cứ vào đầu mùa mưa vào tháng 7 hằng năm khoảng 50.000m2 diện tích mặt nước hồ chứa của đập Tam Hiệp đã bị rác phủ kín và những khối rác này có độ dày lên tới 60 cm, thậm chí ở 1 số chỗ người ta có thể đi bộ lên đó.

Các nhà môi trường trong những năm qua cảnh báo rằng hồ chứa nước tại đập Tam Hiệp có thể bị biến thành hồ chứa rác thải thô và hoá chất công nghiệp đọc hại từ thành phố Trùng Khánh và phù sa bị kẹt lại sau con đập có thể gây xói mòn dưới hạ nguồn.

Chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố và khẳng định những lợi ích của đập Tam Hiệp lấn át chi phí bỏ ra và những hệ luỵ mà nó gây ra. Tuy nhiên, vào năm 2011 chính quyền Trung Quốc đã phải chi 177 tỷ đô la để ngăn chặn thảm hoạ về môi trường tại khu vực đập, xây dựng hàng rào sinh thái… Tuy nhiên các nỗ lực này không giải quyết được vấn đề lâu dài.

Nguy cơ đập Tam Hiệp bị vỡ?

Theo nguồn tin từ hãng thông tấn Pháp AFP dẫn lời một kỹ sư công trình Tam Hiệp cho biết, vấn đề về chất lượng của đập Tam Hiệp luôn hiện hữu bao gồm các vết nứt và bê tông xây dựng không hợp tiêu chuẩn.

Giáo Sư Lưu Sùng Hi, chuyên gia về kết cấu đập cho biết, tuổi thọ kinh tế của đập Tam Hiệp chỉ có 50 năm. 

Trong khi đó, kết luận từ báo cáo khả thi của dự án đập Tam Hiệp do cơ quan phát triển Quốc tế Canada và tập đoàn quản lý dự án Canada thực hiện thì bi quan hơn tuổi thọ kinh tế của đập Tam Hiệp chỉ 40 năm.

Ông Phí Lương Dũng chỉ ra rằng, nguy cơ lớn nhất mà siêu đập Tam Hiệp phải đối mặt đó là vỡ đập. Một khi con đập này vỡ thì vùng trung lưu và hạ lưu sông Dương Tử sẽ gặp thảm hoạ. “Tôi đã tính toán ngay từ đầu rằng khi con đập này sụp đổ thì tốc độ nước chảy sẽ cực kỳ nhanh, có thể đạt tới 180km/h trực tiếp đổ dồn xuống hạ lưu trong vòng 20 phút đã có thể đánh vỡ đập Cát Châu, trong vòng 2 giờ sẽ làm ngập lụt lớn ở Vũ Hán. Tuy nhiên vì lượng nước quá lớn nên nhiều địa phương sẽ bị nhấn chìm trong đó các khu vực phát triển nhất hạ lưu sông Dương Tử như Vũ Hán, Cửu Giang, Nam Kinh, Thượng Hải đều chịu ảnh hưởng. Trong khi đó lực lượng quân sự của Trung Quốc đặc biệt là lực lượng bộ đội dự bị khoảng 40% đã tập trung tại khu vực này. Như vậy nếu như đập Tam Hiệp này sụp đổ thì toàn bộ kinh tế, chính trị, quân sự, quốc phòng đều chịu tổn thất vô cùng nghiêm trọng”.

Ông Vương còn cho biết, năm 1996 nhà khoa học bê tông Trung Quốc Lưu Tôn Huy cho rằng, tuổi thọ của đập Tam Hiệp là 500 năm hay 1000 năm là sai lầm. Những con đập bê tông mà ông nghiên cứu ở Nhật Bản thường chỉ được 100 năm, còn tuổi thọ của các đập bê tông ở Trung Quốc chỉ là 50 năm. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Trung Quốc không nghe lời đề nghị của ông. 

Ông Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli) chuyên gia thủy lợi nổi tiếng Trung Quốc cũng từng 3 lần gửi thư cho ông Giang Trạch Dân khuyên không nên xây dựng đập Tam Hiệp, vì xây dựng rồi sau này cũng phải phá bỏ. Ông chỉ ra các tác hại của đập Tam Hiệp từ các khía cạnh địa chất, môi trường, sinh thái và quân sự. Vì nguyên nhân này ông không được mời tham gia dự án Tam Hiệp.

Thông tin về đập Tam hiệp biến dạng và có nguy cơ bị vỡ đang khiến cả thế giới lo lắng. Mới đây, một số bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội trong thời gian gần đây cho thấy đập Tam Hiệp bị biến dạng rõ rệt. Có chỗ bị uốn cong và xuất hiện những đoạn đứt gãy.

Bắt đầu từ 2 bức ảnh được đăng tải để so sánh trên tài  khoản Twiter của 1 học gỉa kinh tế đọc lập người Hoa. Có thể dễ dàng nhận thấy trong 1 bức hình ảnh đập vẫn bình thường nhưng ở bức thứ 2 đập bị biến dạng và có hình dạng mấp mô. 

Ảnh chụp từ google map.

Trung Quốc ngay lập tức có những động tác trấn an dư luận. Ngày 4/7/2019 ngành tập đoàn công nghệ và hàng không vũ trụ Trung Quốc đã công bố 1 bức ảnh với độ phân giải cao về đập tam hiệp được chụp từ vệ tinh Gao-fen 6, đồng thời bác bỏ tin đồn trên mạng rằng cơ quan quản lý đã trục tiếp kiểm tra, đập Tam Hiệp không có vấn đề gì.

Những dữ liệu do cơ quan quản lý đập là tập đoàn tam hiệp Trung Quốc (CTJ) cung cấp liên quan đến hàng loạt những hạng mục và số liệu kiểm nghiệm trong khoảng thười gian từ 2006 đến 2019 cho thấy các chỉ số liên quan đến mức độ biến dạng là ở mức cho phép và các công trình của đập trong tình trạng ổn định. Tuy vậy báo cáo của cơ quan trên cũng thừa nhận nền con đập đã dịch chuyển theo chiều dọc từ 1,45mm đến 26,69mm và chiều ngang khoảng 4,63mm.

Tuy nhiên cách nói của phía chính quyền Trung Quốc lại không thể nào xoá bỏ được nghi ngờ của dư luận khi hình ảnh trên google lại cho thấy hình ảnh con đập biến dạng rất rõ. Nhiều ý kiến cho rằng nếu giả định đập Tam Hiệp biến dạng là do sai lệch về hình ảnh. Nhưng tại sao rất nhiều con đường xung quanh đập lại không xảy ra hiện tượng đó?

Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng giới truyền thông Trung Quốc cố tình thông tin sai lệch với mục đích là trấn an dư luận. 

Ảnh hưởng của đập Tam Hiệp là vô cùng nghiêm trọng, vô cùng thê thảm và đau đớn mà nếu con đập ấy sụp đổ thì chính là đại nạn cho dân tộc Trung Hoa và các nước vùng hạ lưu sông Mekong.

Nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, 1/3 diện tích Trung Quốc bao trùm một khu vực thịnh vượng gồm Vũ Hán, Nam Kinh, Thượng Hải với hàng trăm triệu dân sinh sống sẽ nằm sâu dưới biển nước từ 5-10m.

Theo tính toán thì nếu đập Tam Hiệp bị vỡ sẽ gây ra cơn sóng thần cực lớn, tàn phá và chỉ mất 5-10 phút toàn bộ vùng hạ lưu sẽ bị xóa sổ. Toàn bộ dân cư hàng trăm triệu kể cả ở các thành phố lớn sẽ bị cuốn ra biển. 1/3 diện tích Trung Quốc – vùng thịnh vượng nhất bao gồm Vũ Hán, Nam Kinh, Thượng Hải – mà dân cư sinh sống sẽ bị chôn vùi trong nước lụt…

Toàn bộ các di tích lịch sử mà Trung Quốc thường hãnh diện với thế giới hàng ngàn năm qua sẽ tan biến trong nước lũ. Hàng ngàn thành phố lớn nhỏ sẽ bị chìm trong nước lụt từ 5-10m. Hàng chục ngàn nhà máy kỹ nghệ, xưởng, hãng sản xuất hàng để xuất khẩu, cùng với tàu bè thương mãi, kỹ nghệ, du lịch sẽ bị tàn phá, ngập nước và cuốn ra biển. Mất nguồn cung cấp điện khổng lồ, Trung Quốc sẽ lâm vào tình trạng thiếu điện, khoa học công nghệ tan tành, kinh tế suy sụp, đói kém, bệnh dịch sẽ hoành hành.

Tổn thất về người và kinh tế nếu đập Tam Hiệp vỡ là không thể kể xiết. Thế nên đập Tam Hiệp được xem như là tử huyệt của Trung Quốc, cũng chính vì vậy mà Trung Quốc thậm chí bố trí hàng chục tiểu đoàn từ bộ binh, phòng không không quân, tên lửa xung quanh con đập này.

Chính quyền ĐCSTQ với tư duy “đấu với trời, đấu với đất, đấu với con người” đã khiến phong thuỷ đất nước Trung Hoa rơi vào thế xấu.

Năm đó, Giang Trạch Dân sau khi lên nắm quyền đã không màng đến cảnh báo của các chuyên gia về những mối nguy tiềm ẩn của đập Tam Hiệp. Cùng với Thủ tướng Lý Bằng khi đó, ông đã hạ lệnh thi công công trình. 

Ông Phí Lương Dũng nói, quan chức Trung Quốc thích đao to búa lớn nhưng lại thiếu hụt nhân cách chính là nguyên nhân gây ra đại nạn cho người Trung Quốc: “Những lãnh đạo Trung Quốc ở cao tầng kia, bọn họ chính là thích đao to búa lớn chỉ vì cái kết quả trước mắt mà đưa đến rất nhiều thứ loạn bát nháo, làm loạn, làm sai cuối cùng là gây ra hoạ rất lớn”.

Chính quyền Trung Quốc đã cho xây rất nhiều đập nước và sự kiện vỡ đập cũng nhiều vô kể nhưng cơ quan truyền thông dấu nhẹm, tốt khoe xấu che.

Những nguy cơ của con đập chị giá 40 tỷ đô này cùng với hậu quả thảm khốc mà nó gây ra cho môi trường, di tích lịch sử, kinh tế có vẻ cũng chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Long mạch của đất nước Trung Hoa chảy cuồn cuộn mấy ngàn năm đã bị chặn đứng và dần dần thoi thóp. Hẳn không chỉ 1,3 triệu người dân vùng thượng lưu và hạ lưu của con đập này bị ảnh hưởng mà hàng trăm triệu người dân và vận khí của Trung Quốc bị tiêu hao không hề nhỏ. Đồng thời các nước lưu vực sông Mekong trong đó có Việt Nam có lẽ cũng phải hứng chịu ảnh hưởng một khi quả bom nước treo trên đầu này bị vỡ.

Lão Tử nói: “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên”, ý tứ là, người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên.

Trên thế gian này, quy luật to lớn nhất chính là luật tự nhiên, “thuận theo tự nhiên” mới là đạo sinh tồn của nhân loại. Như vậy, dễ hiểu rằng, những kẻ đi ngược lại tự nhiên thì dù sớm hay muộn, tất sẽ tiêu vong!

RELATED ARTICLES

Tin mới