Wednesday, January 8, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaTrung Quốc tiếp tục ve vãn, kêu gọi các quốc đảo Thái...

Trung Quốc tiếp tục ve vãn, kêu gọi các quốc đảo Thái Bình Dương và Caribe ủng hộ “Một TQ”

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trịnh Trạch Quang (13/5) đã chủ trì họp trực tuyến với các quốc đảo Thái Bình Dương và Caribe để thảo luận về COVID-19 và kêu gọi ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc”.

Tại cuộc họp trên, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trịnh Trạch Quangcùng đại diện 10 quốc đảo Thái Bình Dương thảo luận về kế hoạch Trung Quốc viện trợ và cung cấp vật tư y tế cho các nước này chống COVID-19. Theo thông báo của Đại sứ quán Trung Quốc tại vài quốc gia Thái Bình Dương và Australia, những nước tham gia hội nghị đã kêu gọi phản đối mọi nỗ lực “chính trị hóa” COVID-19; bày tỏ “sự ủng hộ vững chắc với chính sách Một Trung Quốc”; nhấn mạnh các nước trên cũng “ca ngợi Trung Quốc vì cách tiếp cận cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm khi áp dụng các biện pháp ứng phó kịp thời và quyết liệt, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm chống dịch”.

Trước đó, Bắc Kinh (12/5) cũng đã tổ chức hội nghị với 9 quốc gia vùng Caribe và ngay trước thềm Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), dự kiến khai mạc vào ngày 18/5. Nghị quyết kêu gọi điều tra về COVID-19, động thái mà Bắc Kinh phản đối, được cho là sẽ được thảo luận tại WHA.

Thời gian gần đây, Trung Quốc bày tỏ sự tức giận trước lời kêu gọi điều tra nguồn gốc nCoV của Australia, đồng thời cáo buộc Mỹ xúi giục các nước khác ủng hộ Đài Loan tham gia hội nghị của WHA với tư cách quan sát viên. Theo chính sách “Một Trung Quốc”, Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất. Hòn đảo không được tham gia các cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bởi Bắc Kinh được coi là đại diện cho họ.

Đài Loan hiện duy trì quan hệ ngoại giao chủ yếu với các quốc đảo Thái Bình Dương và vùng Caribe. Sau khi mất hai đồng minh ở Thái Bình Dương là Quần đảo Solomon và Kiribati hồi năm ngoái, Đài Loan đã gửi viện trợ chống COVID-19 đến những quốc đảo còn lại ủng hộ họ. 14/15 đồng minh của Đài Loan đã đề xuất WHO cho phép hòn đảo dự hội nghị của WHA. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết những nước ủng hộ Đài Loan “đang tìm cách cản trở nghiêm trọng hội nghị WHA, đồng thời làm suy yếu sự hợp tác chống đại dịch trên toàn cầu”. Bắc Kinh nhấn mạnh việc Đài Bắc dự hội nghị phải được họ cho phép.

Theo giới chuyên gia, trong những năm gần đây, cùng với việc Trung Quốc vươn lên trở thành nên kinh tế thứ 2 trên thế giới, đã thuận lợi cho nước này dùng con bài kinh tế để tác động, lôi kéo quan hệ ngoại giao và tác động các nước ủng hộ Bắc Kinh trong những vấn đề chiến lược của nước này. Số đối tượng nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc có thể kể đến như Campuchia, Lào, Philippines, El Salvador, Sri Lanka, Solomon…

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống El Salvador Nayib Bukele (3/12/2019), phía Trung Quốc đồng ý chi tiền xây sân vận động và thư viện ở El Salvador sau khi đảo quốc này cắt quan hệ với Đài Loan. Hai nước cũng ra tuyên bố chung cho biết Bắc Kinh sẽ trả tiền xây dựng hai dự án cấp nước, cũng như tiến hành “sửa chữa và mở rộng” khu du lịch Surf City và bến tàu La Libertad dọc bờ biển El Salvador. Trước đó, Trung Quốc đã thông báo đồng ý rót vốn vào một quỹ phát triển của Solomon để thay thế cho một quỹ tương tự do Đài Loan cấp cho Solomo. Đổi lại, Solomon phải chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và chính thức thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Giới nghị sĩ Solomon cho biết đề xuất của Trung Quốc sẽ giúp bù đắp khoảng trống bỏ lại trong trường hợp Solomon cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan sau 36 năm. Chủ tịch Ủy ban đối ngoại quốc hội của quốc đảo Solomon Peter Kenilorea (2/9/2019) cũng đưa ra tuyên bố tương tự khi cho biết quần đảo này có thể sẽ đưa ra kiến nghị bỏ quan hệ ngoại giao với Đài Loan và quay sang thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây của phía Mỹ, chiến lược này của Trung Quốc đã khiến 8 quốc gia bao gồm Djibouti, Kyrgyzstan, Lào, Maldives, Mongolia, Montenegro, Pakistan, Tajikistan đứng bên bờ vực khủng hoảng tài chính. Không những vậy, khu vực Nam Thái Bình Dương đang là một trong những địa điệm ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc hiện nay. Theo Viện nghiên cứu Lowy của Australia, trong thời gian từ năm 2006 đến 2016, Trung Quốc đã viện trợ cho các nước Nam Thái Bình Dương tổng cộng 17,8 tỷ USD và trở thành đối tác cung cấp viện trợ lớn thứ ba cho khu vực này, chỉ sau Australia và Mỹ. Cụ thể, Bắc Kinh đã cung cấp cho Tonga 172 triệu USD để hỗ trợ nước này xây dựng các công trình giao thông công cộng và trường học, hỗ trợ Papua New Guinea 632 triệu USD, Fiji 360 triệu USD, Vanuatu 243 triệu USD và đảo Cook 50 triệu USD. Ngược lại, nền kinh tế của các nước này cũng dần phụ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh. Đơn cử, số nợ của Tonga với Trung Quốc chiếm 64% tổng số nợ nước ngoài và chiếm tới 43% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Sự viện trợ ồ ạt vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại Nam Thái Bình Dương mà không cần quan tâm đến nhu cầu sử dụng đang là một vấn đề đối với khu vực này. Bộ trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Australia, bà Concetta Fierrevanti-Wells mới đây đã chỉ trích việc làm này của Bắc Kinh, nêu rõ rằng các công trình không cần thiết đang “đầy rẫy” tại khu vực này. Tuyên bố của bà Wells chứa đựng hàm ý rằng Trung Quốc chỉ đang muốn gia tăng ảnh hưởng tại khu vực chứ không thực tâm hỗ trợ phát triển kinh tế cho các quốc gia trong khu vực. Trong khi đó, Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters cho rằng Thái Bình Dương giờ đây đang trở thành khu vực chiến lược tranh giành giữa các nước lớn. Do đó, New Zealand sẽ cùng với Australia buộc phải xem xét lại chiến lược và củng cố ảnh hưởng truyền thống tại đây.

RELATED ARTICLES

Tin mới