Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaKhông mời TQ tham dự diễn tập hải quân RIMPAC-2020: Thông điệp...

Không mời TQ tham dự diễn tập hải quân RIMPAC-2020: Thông điệp “TQ đang đứng ngoài thông lệ quốc tế”

Việc Mỹ không mời Trung Quốc tham dự diễn tập Vành đai Thái Bình Dương 2020 (RIMPAC-2020) cho thấy Mỹ đã gửi đi thông điệp rõ ràng rằng “Trung Quốc đang đứng ngoài thông lệ quốc tế”.

Hải quân Mỹ gần đây đã xác nhận với truyền thông rằng, tham gia cuộc diễn tập Vành đai Thái Bình Dương 2020 (RIMPAC-2020) tới đây, sẽ có 25 quốc gia và khu vực, Trung Quốc vẫn không nằm trong danh sách được mời.

Do lo ngại về dịch bệnh Covid-19, RIMPAC-2020 chỉ được tổ chức từ ngày 17 – 31/8 tại vùng biển gần Hawaii. Dự kiến, các khoa mục chính là tập trận chống tàu ngầm, đánh chặn trên biển và diễn tập bắn đạn thật, cuộc diễn tập này sẽ không có bất kỳ hoạt động trên bộ nào. Theo thông báo của Hải quân Mỹ, cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới này được đưa ra để “thúc đẩy và duy trì các mối quan hệ đối tác quan trọng để đảm bảo an toàn cho các tuyến đường mở ở Ấn Độ và Thái Bình Dương”. Cuộc tập trận sẽ được tiến hành ở vùng biển xung quanh quần đảo Hawaii để “tăng cường khả năng tương tác và quan hệ đối tác chiến lược trên biển”.

Trong năm 2014 và 2016, Trung Quốc đã tham gia cuộc tập trận RIMPAC, nhưng đến năm 2018, Mỹ đã rút lại lời mời tới Trung Quốc để phản đối hành động quân sự hóa Biển Đông sai trái của nước này. Lầu Năm Góc cũng tin rằng, mục đích chính của Trung Quốc khi tham gia diễn tập RIMPAC là nhằm củng cố các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với Biển Đông. Theo đánh giá của Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CBSA) Mỹ, trước đây Lầu Năm Góc đã phải cân nhắc rất kỹ khi mời Trung Quốc tham gia RIMPAC. Vì sự xuất hiện của Trung Quốc tại RIMPAC mang theo rủi ro lớn, đặc biệt là khả năng nước này thu thập tin tức tình báo.

Chuyên gia quân sự Bryan Clark cho rằng Trung Quốc đang phát triển các năng lực hiện đại, vì thế việc mời họ tham gia tập trận RIMPAC không có tác dụng ngăn chặn hay thay đổi hành vi. Điều đó khiến những hy vọng ban đầu của giới chức quân sự Mỹ về sự thay đổi hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông đã biến thành nỗi thất vọng lớn. Bên cạnh đó, giới quan sát cho rằng, RIMPAC vốn được Mỹ và Trung Quốc xem là một giải pháp xoa dịu căng thẳng và giảm rủi ro tính toán sai lầm. Việc Mỹ tiếp tục “gạch tên” Trung Quốc khỏi RIMPAC-2020 nhiều khả năng do Trung Quốc đã có những hành động hung hăng trên Biển Đông thời gian qua, khi mà các nước đang tập trung đối phó với dịch Covid-19. Giáo sư Carl Schuster từ Đại học Thái Bình Dương Haiwaii nhận định, với việc tiếp tục loại Bắc Kinh khỏi RIMPAC, Mỹ đã gửi đi thông điệp rõ ràng rằng Trung Quốc đang đứng ngoài thông lệ quốc tế; nhấn mạnh rằng chính quyền cựu tổng thống Barack Obama mời Trung Quốc tham gia RIMPAC 2016 sau khi Chủ tịch Tập cam kết không quân sự hóa Biển Đông. Việc rút lại lời mời Trung Quốc là đòn giáng mạnh về mặt ngoại giao, cho thấy Mỹ không tin họ. Điều này giúp Bắc Kinh hiểu rằng họ sẽ phải đối mặt với hậu quả ngoại giao và kinh tế nếu tiếp tục gây hấn ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới