Friday, December 27, 2024
Trang chủĐàm luậnBiển Đông và “phép thử” Trung- Mỹ

Biển Đông và “phép thử” Trung- Mỹ

Với lý do bảo vệ tự do hàng hải, Mỹ còn “thử lại” lại TQ một cách quyết đoán với việc gia tăng hiện diện về quân sự ở mức cao hơn những ngày gần đây, bất chấp đang phải gồng mình chống dịch Covid-19.

Mỹ gia tăng hiện diện trên biển Đông, thách thức TQ

“Chúng tôi có khả năng bắn đạn tầm xa ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào”. Đó là tuyên bố mới đây của ông Timothy Ray, chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy tấn công toàn cầu của Không quân Mỹ.

Ông Timothy Ray tuyên bố một cách mạnh mẽ như vậy vào thời điểm được coi là nhạy cảm, sau khi TQ điều tàu Hải dương 8 có tàu hải cảnh hộ tống, vào biển Đông để “khảo sát địa chấn” (?) gần nơi một tàu khoan dầu do Malaysia thuê đang hoạt động, trong khu vực đặc quyền kinh tế của nước này.

Như để nhấn mạnh thêm khả năng sức mạnh quân sự của cường quốc số 1, ông tướng này còn nói thêm “Chúng tôi (Mỹ) có thể nổ súng tấn công ồ ạt ngay cả trong đại dịch (Covid-19) như muốn nói rằng: TQ đừng thấy Mỹ đang là ổ dịch lớn nhất thế giới lúc này mà lộng quyền.

Thực tế, hơn một tháng nay, quân đội Mỹ liên tiếp có các hành động thể hiện sức mạnh hải quân và không quân trên biển Đông. Washington cử các chiến hạm USS Gabrielle Giffords và USS Montgomery đến tuần tra ngay tại nơi tàu khoan Malaysia hoạt động; điều khu trục hạm USS Barry và tuần dương hạm USS Bunker Hill thực hiện chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Hoàng Sa và Trường Sa vào cuối tháng 4. Ba chiến hạm Mỹ cũng đồng thời tiến hành tập trận chung với một chiến hạm Australia trong khu vực này.

Ngày 14/5, Hải quân Mỹ còn phái một chiến hạm đi qua eo biển Đài Loan. Động thái này chắc chắn đã được Mỹ tính toán, khi nó diễn ra chỉ một tuần trước ngày Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn làm lễ nhậm chức cho nhiệm kỳ thứ hai.

Dưới nước chưa đủ, Mỹ còn cho máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer bay tuần tra trên không phận biển Đông khiến TQ vô cùng tức tối.

Tại sao Mỹ sôi lên sùng sục như vậy thời điểm này ?

Là bởi, biển Đông hiện nay là nơi để thực hiện “phép thử” của TQ.

Thứ nhất, phép thử đó nhằm vào Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhất là VN, PLPm Maylaysia, Brunay và Đài Loan – những bên cùng có tuyên bố chủ quyền. TQ liên tục gây hấn. Rất phẫn nộ, nhưng sức yếu, lực mỏng, các bên nêu trên gần như không có hành động nào kiên quyết trên thực địa chống lại Bắc Kinh. Cơ bản, các nước đó và Đài Loan chỉ phản ứng miệng hoặc giao thiệp đường ngoại giao – những động thái cần thiết, nhưng khó làm cho kẻ ngang ngược như TQ tử tế hơn.

Thứ hai, TQ muốn thử về vị thế và sự tín nhiệm của Mỹ ở châu Á. Trong thực tế, với TQ, đối thủ “rắn mặt” nhất trên biển Đông hiện nay là Mỹ. Đã hậm hực về việc từ bên kia bán cầu, Washington “nhảy bổ” vào biển Đông với danh nghĩa “bảo đảm tự do hàng hải”, Bắc Kinh càng tức tối hơn khi Mỹ luôn lên tiếng chỉ trích, phê phán TQ không được “bắt nạt” các nước nhỏ, yếu, khiến các nước trong khu vực được nê hể hả, cho dù chưa hẳn các nước này đã thật sự thích Mỹ.

Chưa hết, cũng vin lý do bảo vệ tự do hàng hải, Mỹ còn “thử lại” lại TQ một cách quyết đoán với việc gia tăng hiện diện về quân sự ở mức cao hơn những ngày gần đây, bất chấp đang phải gồng mình chống dịch Covid-19.

Trước áp lực của Mỹ, ít nhất tới lúc này, trong thế yếu hơn, TQ chưa thể làm gì ngoài việc học sách của các nước ASEAN phê phán cái mà họ cho là Washington “ngang ngược” trên biển Đông thông qua các tuyên bố có tính ngoại giao.

RELATED ARTICLES

Tin mới