Thursday, January 9, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaBiên chế tàu trang bị tên lửa FF-150 đầu tiên, Philippines cho...

Biên chế tàu trang bị tên lửa FF-150 đầu tiên, Philippines cho thấy quyết tâm xây dựng một lực lượng hải quân đa năng, hiện đại

Lực lượng Hải quân Philippines thông báo tàu chiến trang bị tên lửa FF-150 đầu tiên của nước này đã về đến căn cứ hải quân tại Subic vào ngày 23/5, sau 5 ngày khởi hành từ Ulsan, Hàn Quốc. Dự kiến tàu này sẽ mang tên BRP Jose Rizal và chính thức bàn giao vào ngày 19/6. Bộ Quốc phòng Philippines đang chi 554 triệu USD ngân sách cho Hải quân vào năm 2020, trong bối cảnh nước này đang gặp phải các vấn đề an ninh hàng hải như việc tàu chiến Trung Quốc đi lại trái phép trong vùng biển Philippines và tranh chấp trên biển Đông vẫn đang diễn biến căng thẳng.

Hải quân Philippines cho biết, tàu trên sẽ mang tên BRP Jose Rizal và lễ ra mắt, bàn giao tàu dự kiến được tổ chức vào ngày 19/6 tới.Tuyên bố của Hải quân Philippines khẳng định việc tiếp nhận tàu chiến BRP Jose Rizal đã đánh dấu một bước tiến lớn trong việc hoàn thành mục tiêu của lực lượng này là có được hệ thống và cơ sở trang thiết bị vũ khí hiện đại, trở thành một lực lượng hải quân đa năng.Do các quy định về phòng chống dịch Covid-19 hiện tại, trong thời gian con tàu này đang neo đậu tại căn cứ Subic, các thành viên thủy thủ sẽ được cách ly 2 tuần theo các quy trình do Bộ Y tế Philippines đặt ra.

Hiện tại, Quân đội Philippines đang thực hiện chương trình hiện đại hóa quy mô lớn giai đoạn thứ 2. Ở giai đoạn này, Hải quân Philippines được phân bổ nguồn tài chính đặt mua ít nhất 2 tàu hộ tống và 6 tàu tuần tra hiện đại. Đây là sự bổ sung cần thiết khi năng lực tác chiến của Hải quân Philippines đã suy giảm đáng kể do phần lớn trang bị đều đã cũ, lạc hậu, thậm chí là không có khả năng hoạt động. Hồi tháng 8/2019, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phê duyệt kế hoạch mua 2 tàu ngầm, 8 tàu tấn công nhanh mới có khả năng mang tên lửa với tốc độ lên tới 40 hải lý/giờ, 6 tàu tuần tra xa bờ mới, hai tàu hộ tống mới, tân trang, sửa chữa hai tàu hộ tống lớp Pohang và tàu BRP Conrado Yap. Bên cạnh việc trang bị thêm các tàu này, Hải quân Philippines cũng đang cố gắng thúc đẩy khả năng tự đóng tàu, 4 trong số 8 tàu tấn công nhanh có khả năng mang theo tên lửa cũng sẽ được chế tạo tại nước này.

Ngoài tàu chiến, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) cũng đã ký hợp đồng sẽ bao gồm 6 máy bay, động cơ, tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, đạn rocket, huấn luyện, phụ tùng, thiết bị điện tử hàng không liên quan… của Mỹ trị giá lần lượt là 1,5 tỷ USD và 450 triệu USD. DSCA khẳng định, việc bán hàng được đề xuất sẽ hỗ trợ chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia của Mỹ qua việc hỗ trợ Philippines nhằm phát triển và duy trì khả năng tự vệ, chống khủng bố và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng. Kế hoạch trên sẽ được đệ trình lên Quốc hội Mỹ. Trong vòng 1 tháng tới, nếu các nhà lập pháp Mỹ không có ý kiến phản đối, hai hợp đồng sẽ tự động được phê duyệt và đi đến giai đoạn đàm phán để Manila chốt phương án cuối cùng.

Bộ Quốc phòng Philippines đang chi 554 triệu USD ngân sách cho Hải quân vào năm 2020, trong bối cảnh nước này đang gặp phải các vấn đề an ninh hàng hải như việc tàu chiến Trung Quốc đi lại trái phép trong vùng biển Philippines và tranh chấp trên biển Đông vẫn đang diễn biến căng thẳng. Ngày 8/4, Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc trước thông tin về vụ đâm chìm một tàu cá của Việt Nam hôm 3/4 trên Biển Đông. Thông cáo nêu rõ: “Kinh nghiệm tương tự của chính chúng tôi cho thấy bao nhiêu niềm tin vào một tình bạn đã bị đánh mất bởi tình bạn ấy, và các hành động nhân đạo của Việt Nam trực tiếp cứu mạng các ngư dân Philippines của chúng tôi đã tạo nhiều niềm tin như thế nào. Chúng tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ ngừng biết ơn Việt Nam. Với suy nghĩ ấy, chúng tôi ra tuyên bố thể hiện sự đoàn kết này”. Bộ Ngoại giao Philippines coi trọng việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, đồng thời nhận thấy những vụ việc như thế đang hủy hoại triển vọng về một mối quan hệ khu vực thật sự sâu sắc và đáng tin cậy giữa ASEAN và Trung Quốc. Với đà tích cực từ các cuộc thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), điều then chốt là tránh những vụ việc như vậy và các khác biệt cần được giải quyết theo hướng tăng cường đối thoại và niềm tin lẫn nhau. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines cho rằng việc tiếp tục tăng cường các quan hệ khu vực đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh ASEAN-Trung Quốc cam kết cùng nhau ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện nay do dịch Covid-19 gây ra, như được khẳng định trong Tuyên bố của Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc về hợp tác ứng phó dịch bệnh Covid-19 diễn ra ngày 20/2 vừa qua tại Lào.

RELATED ARTICLES

Tin mới