Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaChuyên gia Blake Herzinger: Malaysia không chắc về việc Mỹ tăng cường...

Chuyên gia Blake Herzinger: Malaysia không chắc về việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông

Malaysia duy trì các yêu sách quá mức đi ngược lại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), điều mà Mỹ thách thức thông qua hoạt động hàng hải trước đây. Khi các lực lượng Mỹ tiến về phía nam, các nhà hoạch định chính sách và tổ chức quốc phòng của Malaysia không thể chắc chắn liệu Mỹ đang tới hỗ trợ của họ hay để thách thức các yêu sách hàng hải của họ.

Theo chuyên gia về chính sách quốc phòng người Mỹ Blake Herzinger, trong nhiều năm, phản ứng của Malaysia đối với hành động cướp bóc của Trung Quốc tại vùng biển Malaysia đã bị “tắt tiếng”, gắn liền với quan điểm của cựu thủ tướng Mahathir Mohamad, rằng Biển Đông nên “không có tàu chiến lớn”. Theo ông Blake Herzinger, Malaysia miễn cưỡng thách thức Trung Quốc một cách công khai, cả do lực lượng hàng hải yếu lẫn sự phụ thuộc thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, Malaysia duy trì các yêu sách quá mức đi ngược lại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), điều mà Mỹ thách thức thông qua hoạt động hàng hải trước đây. Khi các lực lượng Mỹ tiến về phía Nam, các nhà hoạch định chính sách và tổ chức quốc phòng của Malaysia không thể chắc chắn liệu Mỹ đang tới hỗ trợ của họ hay để thách thức các yêu sách hàng hải của họ. Sự bối rồi này của Malaysia là hoàn toàn có thể tránh được. Mỹ đã cung cấp các mạng liên lạc an toàn cho Malaysia theo Sáng kiến An ninh Hàng hải Ấn Độ-Thái Bình Dương và có các mạng tương tự cả trên bờ và trên tàu chiến.

Thời gian gần đây, khi công ty dầu khí quốc gia Malaysia, Petronas, ký hợp đồng với tàu thăm dò West Capella, Trung Quốc đã đáp trả bằng cách phái tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 cùng một đội tàu bảo vệ bờ biển và tàu bán quân sự tới khu vực. Đáp lại, lực lượng Mỹ duy trì sự hiện diện chung liên tục gần tàu West Capella trong gần một tháng.

Đầu tiên, tàu chiến đấu duyên hải USS Gabrielle Giffords, được triển khai tới Ấn Độ-Thái Bình Dương kể từ tháng 9 năm 2019, đã thực hiện một cuộc tuần tra trong khu vực từ ngày 26-28/4. Vào ngày 29/4, hai máy bay ném bom B-1B Lancer của Không quân Mỹ đã cất cánh từ căn cứ không quân Ellsworth, Nam Dakota và thực hiện một nhiệm vụ kéo dài 32 giờ đưa chúng tới biển Đông. Hơn một tuần sau, tàu tác chiến duyên hải USS Montgomery và tàu hậu cần USNS Cesar Chavez đã tiến hành một cuộc tuần tra qua khu vực (USS Montgomery là chiếc thứ hai trong số hai tàu chiến đấu duyên hải được triển khai luân phiên tới Singapore).

Bên cạnh đó, máy bay ném bom B-52 và B-2 trú đóng tại Mỹ đã thực hiện một nhiệm vụ răn đe chiến lược xuyên suốt các khu vực của Bộ Tư lệnh Châu Âu và Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương vào ngày 7/5. Ngày 8/5, hai máy bay ném bom khác được phái đi từ đảo Guam và bay qua biển Đông. Máy bay đã bay vào gần vị trí của tàu West Capella. Lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương của Mỹ tuyên bố vào ngày 8/5 rằng tất cả các tàu ngầm được triển khai trên tiền tuyến của hạm đội đang tiến hành các hoạt động “đáp trả ngẫu nhiên”. Vì các tàu ngầm, do bản chất hoạt động dưới sâu, không phải là một cơ chế báo hiệu tốt, Hạm đội 7 của Mỹ đã công bố bức ảnh của một trong những tàu ngầm hoạt động trên mặt nước. Bức ảnh này kèm theo thông báo rằng ba tàu ngầm cùng với tàu mặt nước và máy bay đã tiến hành một cuộc tập trận ở biển Philippines vào ngày 9/4. Ngoài ra Hải quân Mỹ cũng đã tiến hành hai hoạt động tự do hàng hải riêng biệt và hai lượt “quá cảnh” eo biển Đài Loan trong giai đoạn này. Cuối cùng, khi West Capella kết thúc hoạt động, USS Gabrielle Giffords đã thực hiện chuyến đi cuối qua khu vực.

Tuy nhiên, trái ngược với phản ứng cứng rắn của phía Mỹ, Malaysia hầu như “im hơi, chịu trận”, chấp nhận để Trung Quốc lộng hành trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Chỉ đến ngày 23/4, Chính quyền Malaysia mới đưa ra phản ứng yếu ớt. Theo đó, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Datuk Seri Hishammuddin kêu gọi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng giải pháp hòa bình, song nhấn mạnh nước này quyết bảo vệ lợi ích và quyền lợi của mình tại đó; cho rằng mặc dù luật pháp quốc tế bảo đảm tự do hàng hải, sự hiện diện của tàu chiến và các tàu khác trên biển Đông có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng, dẫn đến những tính toán sai lầm có thể gây ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và sự ổn định khu vực. Ngoài ra, ông Hishammuddin còn cho biết Malaysia sẽ tiếp tục liên lạc cởi mở với mọi bên liên quan, trong đó có Trung Quốc và Mỹ.

Hành động và sự yếu kém của chính quyền Malaysia đã vấp phải sự chỉ trích, lên án của người dân trong nước. Điều này khiến Quốc vương Malaysia Sultan Abdullah Sultan Ahmad Shah (18/5) phải đưa ra tuyên bố yêu cầu cảnh giác với tình hình hiện tại ở Biển Đông; nhấn mạnh: “Hãy thể hiện sự trưởng thành trong chính trị. Chúng tôi tin rằng chỉ có sự đoàn kết của người dân và chính phủ mới có thể tạo ra một Malaysia ổn định, hòa bình và thịnh vượng” và kêu gọi các nhà lập pháp tuân theo “văn hóa làm chính trị sạch”. Quốc vương Malaysia cho biết ông hy vọng khuôn khổ chiến lược và chính sách quốc phòng trong tương lai của Malaysia sẽ tính đến tầm quan trọng của ngoại giao quốc phòng, các chính sách đối ngoại thực tế, các hiệp ước quốc tế và quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương. Hoạt động lực lượng vũ trang của Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông có sự gia tăng trong thời gian gần đây. Do đó, Malaysia phải luôn cảnh giác trên mặt trận hàng hải và khung chiến lược để duy trì lợi ích địa chính trị của quốc gia.

Được biết, Được biết, Malaysia tuyên bố chủ quyền đối với 10 đảo san hô vòng ở quần đảo Trường Sa. Chính phủ Malaysia dường như đã từ bỏ chủ quyền đối với cấu trúc địa hình thứ 11, đá Louisa, trong một thỏa thuận song phương nhằm phân định ranh giới trên biển với Brunei vào năm 2009. Dựa trên nguyên tắc phân định thềm lục địa, Kuala Lumpur cũng tuyên bố quyền tài phán đối với bãi ngầm James (cách Sarawak 45 hải lý) và một nhóm các cấu trúc địa hình ngầm và nửa ngầm được biết đến với tên gọi cụm bãi cạn Luconia (cách Sarawak 54 hải lý). Bên cạnh đó, Malaysia chiếm giữ 5 đảo san hô vòng ở quần đảo Trường Sa: đá Swallow (đá Hoa Lau), chiếm giữ năm 1983; đá Mariveles (đá Kỳ Vân) và đá Ardasier (đá Kiệu Ngựa) năm 1986; bãi Investigator (bãi Thám hiểm) và đá Erica (đá Én ca) năm 1999. Họ cũng tuyên bố chủ quyền đối với hai cấu trúc địa hình chưa bị chiếm giữ là đá Dallas (đá Suối cát, gần đá Ardasier) và đá Royal Charlotte (Đá Sắc Lôt, gần đá Swallow).

Tuyên bố chủ quyền của Malaysia chồng lấn với tuyên bố của Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Philippines. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các cấu trúc địa hình mà Malaysia tuyên bố chủ quyền vì cho rằng chúng nằm trong phạm vi “đường 9 đoạn” bành trướng tới hơn 80% Biển Đông. Ngay cả bãi ngầm James nằm dưới mặt nước Trung Quốc cũng tuyên bố thuộc lãnh thổ nằm ở phía cực Nam của họ. Malaysia tuyên bố chủ quyền trái phép đối với đảo An Bang và đá Alison (đá Tốc Tan) của Việt Nam và đá Commodore (đá Công Đo) do Philippines chiếm giữ.

RELATED ARTICLES

Tin mới