Wednesday, January 8, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiHuawei 'ta về ta tắm ao ta'?

Huawei ‘ta về ta tắm ao ta’?

Gã khổng lồ viễn thông của Trung Quốc Huawei đang đối mặt với thách thức sống còn chưa từng có kể từ khi thành lập. Khả năng cao Huawei sẽ quay về thị trường Trung Quốc, nơi một cửa sống vừa được hé mở.

Theo tạp chí Nikkei Asian Review của Nhật Bản ngày 22-5, Tập đoàn sản xuất vật liệu bán dẫn quốc tế (SMIC) của Trung Quốc đã nhận được hàng tỉ USD cùng yêu cầu tập trung phát triển và sản xuất chip cho Huawei sau khi TSMC của Đài Loan quay lưng với tập đoàn Trung Quốc.

Động thái diễn ra trong bối cảnh Mỹ vừa siết chặt các biện pháp xuất khẩu công nghệ và chất bán dẫn nhằm ngăn chặn các sản phẩm này rơi vào tay Huawei, tập đoàn bị Mỹ cáo buộc có quan hệ với Chính phủ Trung Quốc.

Canada có một hệ thống tư pháp độc lập hoạt động mà không có sự can thiệp hay lạm quyền của các chính trị gia. Nhưng Trung Quốc không hoạt động theo cách đó và họ không hiểu sự độc lập của tư pháp Canada

Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 21-5 thúc giục Bắc Kinh thả hai công dân Canada liên quan đến vụ việc của “công chúa Huawei” Mạnh Vãn Chu.

Đặt niềm tin vào công ty nội địa

Theo Nikkei Asian Review, khoản trợ cấp 2,25 tỉ USD mà Bắc Kinh dành cho Huawei sẽ được rót gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư do chính phủ và thành phố Thượng Hải quản lý. SMIC sẽ bán ít nhất 11,6% cổ phần tại nhà máy ở Thượng Hải cho những quỹ đầu tư nói trên, chấp nhận chỉ còn nắm giữ 38,5% cổ phần.

TSMC, hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đã từng là nhà sản xuất và cung cấp chip chính của Huawei sau khi công ty đại lục mất quyền tiếp cận các nhà cung cấp Mỹ vì lệnh hạn chế giao dịch hồi năm ngoái. Tập đoàn có trụ sở tại Đài Loan đã quyết định ngừng nhận đơn hàng mới từ Huawei sau các biện pháp siết chặt xuất khẩu của Washington và công bố kế hoạch 12 tỉ USD xây dựng nhà máy sản xuất chip tiến trình 5 nanomet tiên tiến nhất thế giới tại Mỹ.

Kế hoạch ban đầu của Huawei là sản xuất chip trên tiến trình 12 nanomet của TSMC nhưng dường như đoán trước việc sẽ bị trù dập dựa trên các căng thẳng ngày càng tăng trong quan hệ Mỹ – Trung, Huawei đã quyết định chuyển sang tiến trình 14 nanomet do SMIC sản xuất dù nó lạc hậu hơn.

SMIC đã gây xôn xao toàn ngành vào tháng 4 rồi khi hãng này tặng nhân viên điện thoại Honor Play 4T mới của Huawei để kỷ niệm 20 năm thành lập công ty. Trên mỗi hộp đều có dòng chữ “Powered by SMIC”, một sự ngầm thừa nhận của SMIC rằng hãng đã sản xuất con chip Kirin 710A 14 nanomet được công ty con của Huawei là HiSilicon Technologies thiết kế.

 Quy định mới của Mỹ đã tạo ra cơ hội cho SMIC phát triển nhưng nhiều người cho rằng trong ngắn hạn nó sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu của Huawei. Khoảng cách công nghệ giữa SMIC và TSMC là rất lớn dù đã cố chiêu dụ các kỹ sư từ đối thủ Đài Loan. TSMC từng kiện SMIC cố gắng đánh cắp bí mật công nghệ của tập đoàn này từ các kỹ sư đã từng làm việc cho TSMC nhưng chuyển đến SMIC sau đó.

Mỹ kêu gọi các nước tham gia “5G sạch”

Trong mắt chính quyền Mỹ, Huawei và ZTE – hai tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc – là điển hình cho chiến lược ăn cắp sở hữu trí tuệ của nước khác để vươn lên của Bắc Kinh. Cáo buộc Huawei cấu kết với tình báo quân đội Trung Quốc để thu thập dữ liệu thông qua các cổng hậu trên thiết bị viễn thông, Mỹ đã kêu gọi các nước không cho Huawei tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cho mạng lưới 5G.

Mới đây nhất, trong cuộc họp báo qua điện thoại với các phóng viên châu Á ngày 20-5, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach đã kêu gọi các nước đồng minh và đối tác tham gia “Sáng kiến con đường 5G sạch” được Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố hôm 29-4.

Theo đó, các thiết bị do Huawei và ZTE sản xuất cần được loại bỏ khỏi tất cả các thiết bị liên lạc đầu – cuối trong trụ sở công quyền, ngăn các thông tin nhạy cảm rơi vào tay Trung Quốc. Ông Krach cho biết các cơ sở ngoại giao Mỹ đã được yêu cầu chỉ chuyển dữ liệu bằng mạng 5G thông qua các thiết bị nằm trong danh sách đáng tin cậy và tuyệt đối không sử dụng thiết bị của Huawei, ZTE.

Công chúa Huawei sắp được thả?

Tờ South China Morning Post của Hong Kong ngày 22-5 cho biết giám đốc tài chính toàn cầu Huawei, bà Mạnh Vãn Chu, có thể sẽ được thả sau phiên tòa quan trọng ngày 27-5. Con gái nhà sáng lập Huawei bị bắt giữ tháng 12-2018 tại Vancouver (Canada) theo yêu cầu của Mỹ và bị cáo buộc lách lệnh trừng phạt của Mỹ để làm ăn với Iran.

Thẩm phán Canada sẽ quyết định liệu hành vi lách luật của bà Mạnh có vi phạm cùng lúc luật Mỹ và Canada hay không. Các luật sư bảo vệ bà Mạnh biện hộ rằng tòa không cần thụ lý vụ này vì Canada đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran từ nhiều năm trước, do đó bà Mạnh phải được trả tự do. Ngược lại, các công tố viên cho rằng bà Mạnh phải bị dẫn độ vì đã lừa dối các ngân hàng, một tội danh ở cả Mỹ và Canada.

RELATED ARTICLES

Tin mới