Sunday, January 12, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaHội thảo “Đi qua những vùng biển tranh chấp”: Các nước cần...

Hội thảo “Đi qua những vùng biển tranh chấp”: Các nước cần phối hợp đối phó với TQ hung hăng trên Biển Đông

Vấn đề Biển Đông cần được giải quyết theo cơ chế đa phương. Những hành động riêng rẽ của các quốc gia có liên quan trong khu vực như Việt Nam, Philippines, Malaysia … hay các quốc gia ngoài khu vực như Mỹ, Australia, Nhật Bản … gần như không có nhiều tác động đến Trung Quốc và cũng rất khó thuyết phục Bắc Kinh thay đổi những hành vi sai trái của nước này ở Biển Đông.

Phát biểu tại Hội thảo trực tuyến về vấn đề Biển Đông có chủ đề “Đi qua những vùng biển tranh chấp”, Giám đốc cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) Greg Poling (15/5) nhận định, vấn đề Biển Đông đòi hỏi các nước phải hợp tác chặt chẽ để gây sức ép buộc Trung Quốc phải chấm dứt những hành vi sai trái trong thời gian qua. Vì việc giải quyết tranh chấp trong vùng biển này cần các cơ chế đa phương. Những hành động riêng rẽ của các quốc gia có liên quan trong khu vực như Việt Nam, Philippines, Malaysia … hay các quốc gia ngoài khu vực như Mỹ, Australia, Nhật Bản … gần như không có nhiều tác động đến Trung Quốc và cũng rất khó thuyết phục Bắc Kinh thay đổi những hành vi sai trái của nước này ở Biển Đông. Bên cạnh đó, các nước trong khu vực cần tăng cường hợp tác với Trung Quốc để Trung Quốc nhận thấy những lợi ích to lớn từ việc này trong khi vẫn buộc Trung Quốc phải tôn trọng quyền khai thác và bảo vệ những nguồn lợi về tài nguyên, khoáng sản hợp pháp của các quốc gia trong khu vực ở Biển Đông, đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt những hành vi chèn ép ngang ngược như đã từng diễn ra trong thời gian qua.

Theo chuyên gia Greg Poling, giờ là lúc Trung Quốc có thể tính đến việc tiếp diễn và thậm chí là làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông sau khi nước này về cơ bản đã khống chế được đại dịch Covid-19 trong khi nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực vẫn đang vật lộn đối phó với dịch bệnh. Chính vì thế, các nước trong khu vực cần thống nhất quan điểm về những gì cần phải làm để đối phó với những tham vọng sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông. Sự đoàn kết của các nước trong khu vực nếu được thể hiện đúng lúc và mạnh mẽ sẽ khiến Trung Quốc buộc phải thể hiện mình là một bên có trách nhiệm hơn ở Biển Đông nếu không muốn hình ảnh quốc gia của nước này bị tổn hại nghiêm trọng hơn.

Liên quan hoạt động tuần tra tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ ở Biển Đông, ông Greg Poling nhận định, dù thường được coi là một trong những “hoạt động mang tính chiến lược” của Mỹ đối với tình hình Biển Đông và hoàn toàn mang tính hợp pháp, FONOP trên thực tế được đánh giá là “không gây nhiều tác động” đến Trung Quốc cũng như vấp phải những phản ứng trái chiều từ chính các quốc gia trong khu vực. Điều này được minh chứng rõ rệt nhất từ Philippines – một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Trong nhiều năm qua, Mỹ đã liên tục tiến hành nhiều đợt FONOP qua vùng biển của Philippines nhưng vẫn không ngăn được Trung Quốc phong toả và chiếm đóng phi pháp bãi cạn Scarborough. Sau vụ việc nói trên, không chỉ Philippines mà nhiều đồng minh khác của Mỹ như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã nhận ra rằng, FONOP không phải là cách thức hiệu quả để buộc Trung Quốc thay đổi hành vi sai trái của mình ở Biển Đông. Thậm chí, nhiều quốc gia còn cho rằng, FONOP chỉ là cách để Mỹ thể hiện rằng, Mỹ có quan điểm hoàn toàn độc lập và không bị tác động từ phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. FONOP vì thế được coi là “hành động cần thiết” nhưng “vẫn chưa đủ mạnh” của Mỹ trước những hành vi khiêu khích ngày càng leo thang của Trung Quốc trong thời gian gần đây ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Mỹ hiện vẫn chưa đề ra được một chiến lược cụ thể nhằm đối phó với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và FONOP chỉ là một hành động mang tính biểu tượng nhằm thể hiện cam kết của Mỹ với các đồng minh then chốt trong khu vực. Đây cũng chính là lý do khiến Trung Quốc trong thời gian qua ngày càng đẩy mạnh những hành vi sai trái nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông của nước này. Giám đốc AMTI cũng cho rằng, tình hình hiện nay ở Biển Đông đã rất nghiêm trọng nhưng chưa đến mức “không thể cứu vãn”. Tuy nhiên, ông Poling cảnh báo, các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế cần sớm có những hành động cấp bách và quan trọng nhất là cần đoàn kết chặt chẽ hơn nữa để ngăn chặn mưu đồ sai trái của Trung Quốc trước khi mọi việc đi quá xa trong vòng 10 năm tới.

Trong những năm gần đây, việc Trung Quốc liên tục gia tăng các hoạt động phi pháp trên Biển Đông đã đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực. Để ngăn chặn các hoạt động của Trung Quốc, giới chuyên gia, học giả khu vực và quốc tế đã đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp khả thi.

Về các biện pháp ngoại giao: Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông cần thống nhất lập trường, quan điểm trong việc ngăn chặn các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông; tích cực đưa ra các tuyên bố lên án, chỉ trích hành động ngang ngược của Bắc Kinh tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Cụ thể:

Tại các diễn đàn, hội nghị quốc tế và khu vực, lãnh đạo các nước liên quan cần tích cực đưa ra các tuyên bố, phát ngôn chỉ trích, lên án những hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Thời gian qua, rất nhiều nước, đặc biệt là những nước lớn trong khu vực cũng như trên thế giới đã tích cực thể hiện vai trò, trách nhiệm trong việc lên án những hành động khiêu khích, coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ, Nhật Bản, Australia, Pháp, Anh, Philippines, Singapore… đều nhiều lần đưa ra các tuyên bố thể hiện sự quan ngại, phản đối các hành động đơn phương, quân sự hóa của Bắc Kinh đối với khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế cần có các hành động cụ thể nhằm đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, cũng như hòa bình, ổn định trong khu vực.

Các nước liên quan cũng cần tăng cường can thiệp ngoại giao trực tiếp với Trung Quốc nhằm thể hiện thái độ, quan điểm của mình đối với vấn đề Biển Đông. Trong những năm gần đây, tại các cuộc gặp cấp cao giữa một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Philippines, Việt Nam… với Trung Quốc, các nước đều đề cập quan điểm, thái độ liên quan tình hình Biển Đông. Hành động này của các nước liên quan đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo hòa bình, ổn định ở khu vực và kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc gia tăng các hoạt động phi pháp ở Biển Đông.

Các nước liên quan tranh chấp cần tiếp tục thúc đẩy tiến trình quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng quốc tế hiểu rõ bản chất, tác động và ảnh hưởng của tranh chấp Biển Đông đối với hòa bình, ổn định của khu vực cũng như trên thế giới. Trên thực tế, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông vốn là một vấn đề quốc tế, nhưng nó đang bị Trung Quốc kiềm hãm và tìm cách ngăn cản cộng đồng quốc tế can thiệp vào, khiến tình hình tranh chấp ngày càng xấu đi.

Các tổ chức quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, ASEAN, NATO, EU… cần thể hiện vai trò của mình trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, ngăn chặn các hành động phi pháp, khiêu khích trong khu vực, vì nếu tranh chấp ở Biển Đông trở nên căng thẳng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những nước trong khu vực, những nước có hoạt động giao thương hàng hải qua Biển Đông.

Về các biện pháp quân sự: Trước các hành động ngày càng bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông, các nước có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và Vùng đặc quyền kinh tế với Trung Quốc cần tăng cường sức mạnh quân sự và có các hành động cụ thể để bảo vệ những tuyến đường biển, cầu cảng cũng như các đường biên giới biển quan trọng cho hoạt động xuất nhập khẩu, cung cấp nhiên liệu.

Các nước cần đầu tư, mua sắm trang thiết bị quân sự để đề phòng bị Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm các đảo, đá ở Biển Đông. Tuy khả năng xảy ra xung đột vũ trang quy mô lớn là không cao, song không thể loại trừ việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự để xâm chiếm các đảo, đá ở Biển Đông và ép các nước, trong đó có Việt Nam phải từ bỏ tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy, phần lớn các nước ASEAN tập trung mua sắm vũ khí hiện đại, đáp ứng cho hoạt động phòng không và phòng vệ trên biển như tàu chiến, tàu tuần tra, hệ thống radar, máy bay chiến đấu, tàu ngầm và tên lửa chống hạm. Chuyên gia phân tích Công nghiệp Quốc phòng châu Á Thái Bình Dương Jon Grevatt (tạp chí IHS Jane’s) nhận định, “bảo vệ chủ quyền là mục tiêu hàng đầu của chính phủ các nước trong khu vực. Rõ ràng các hoạt động của Trung Quốc đã làm gia tăng vấn đề về bảo vệ lãnh thổ”.

Các nước cần tăng cường các hoạt động tập trận, tuần tra trong khu vực. Những hoạt động trên không chỉ góp phần đảm bảo hòa bình, ổn định ở Biển Đông, đối phó với các mối đe dọa về an ninh phi truyền thống mà còn có tác dụng trực tiếp răn đe, ngăn chặn các hoạt động khiêu khích của Bắc Kinh. Trong những năm gần đây, việc Mỹ và các nước đồng minh liên tục tiến hành tuần tra, đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trong khu vực là một trong những ví dụ điển hình về việc ngăn chặn và thách thức hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ và các nước đồng minh đã liên tục cử tàu chiến (bao gồm tàu ngầm, tàu sân bay, tàu khu trụ…), máy bay chiến đấu (máy bay trinh sát, máy bay ném bom B-52, máy bay tuần tra…) đến hoạt động trong khu vực Biển Đông. Đáng chú ý, những nước này đã nhiều lần cử tàu chiến áp sát các đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa nhằm phản đối yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh và qua đó thể hiện quyết tâm bảo vệ luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Tăng cường các hoạt động quân sự, đáp trả hành vi vi phạm pháp luật của Trung Quốc. Nổi bật nhất là việc Mỹ hủy lời mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2018 và từ chối mời Trung Quốc tham dự tập trận năm 2020 sắp tới.

Về các biện pháp pháp lý: Việc Trung Quốc không tuân thủ luật pháp quốc tế trong việc đưa ra yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, sử dụng vũ lực chiếm đóng phi pháp các đảo, đá, bãi cạn ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (của Việt Nam), không tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài (7/2016)… tạo tiền đề hợp pháp để các nước liên quan triển khai các biện pháp pháp lý đối phó với Trung Quốc:

Các nước cần chuẩn bị sẵn sàng về hồ sơ tài liệu để kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế về việc vi phạm các quy định, cam kết liên quan vấn đề Biển Đông.

Các nước liên quan cũng có thể khởi kiện Trung Quốc về việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực xâm chiếm phi pháp các đảo, đá ở Biển Đông; khởi kiện những hành động của Trung Quốc (quân sự hóa, cấm đánh bắt cá…) đe dọa các hoạt động tự do hàng hải, hàng không trong khu vực, cũng như đe dọa hòa bình ổn định ở Biển Đông.

Không những vậy, các nước cũng có thể khởi kiện Trung Quốc về việc vi phạm các quy định liên quan nghĩa vụ giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông, cũng như việc vi phạm các cam kết do chính Trung Quốc đưa ra đối với khu vực.

Về các biện pháp kinh tế, thương mại: Để đảm bảo tối đa lợi ích kinh tế ở Biển Đông, các nước liên quan cần tăng cường phối hợp, hình thành các liên minh, hợp tác khai thác tài nguyên, khoáng sản, hải sản và dấu khí trong khu vực. Việc hợp tác kinh tế không chỉ giúp các nước đẩy nhanh quá trình thăm dò, khai thác tài nguyên ở Biển Đông mà còn giúp các nước hỗ trợ lẫn nhau trong việc ngăn chặn, đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông, cụ thể:

Các nước có thể hình hành một cơ chế hợp tác đánh bắt hải sản ở Biển Đông. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc là nước đầu tiên ở ven Biển Đông đơn phương đưa ra những quy định phi pháp về lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm ở Biển Đông. Hành động của Trung Quốc không chỉ vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đánh bắt hợp pháp các của các nước trong khu vực. Không những vậy, Trung Quốc còn thường xuyên sử dụng các lực lượng chấp pháp, các lực lượng bán vũ trang và cả những tàu cá trá hình để tấn công, đâm va, bắt bớ, thậm chí là nổ súng bắn phá tàu cá, ngư dân các nước. Nếu các nước ven Biển Đông có thể hình thanh một cơ chế hợp tác có thể sẽ ngăn chặn được các hoạt động phi pháp này của Trung Quốc.

Các nước cần tăng cường hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trong khu vực. Nhìn chung, các nước ven Biển Đông đều có trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu hơn so với Trung Quốc, chính vì vậy, việc thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Để khai thác được nguồn tài nguyên phong phú này, các nước liên quan cần tăng cường hợp tác với những nước có trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại và có đủ khả năng răn đe cũng như đáp trả các hoạt động khiêu khích của Trung Quốc như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh, Ấn Độ… Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã nhiều lần sử dụng vị thế quốc tế cũng như sức mạnh quân sự để đe dọa, ngăn chặn (phi pháp) các nước hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Ngoài ra, các nước liên quan cũng cần có các biện pháp chế tài về kinh tế, thương mại để phản đối các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trong khu vực. Tuy Trung Quốc vừa là nền kinh tế thứ hai trên thế giới, vừa là công xưởng sản xuất và thị trường lớn trên thế giới, nhưng nếu cộng động quốc tế cùng hợp tác ngăn chặn Trung Quốc thì hoàn toàn có thể thực hiện được. Chỉ đơn cử một ví dụ, tất cả các nước cùng ngừng nhập khẩu các mặt hàng do Trung Quốc khai thác, đánh bắt trái phép ở Biển Đông thì sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế của Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới