Friday, November 15, 2024
Trang chủBiển nóngQuy tắc ứng xử trên biển Đông và sự trơ trẽn của...

Quy tắc ứng xử trên biển Đông và sự trơ trẽn của TQ

Từ đầu năm 2020 đến nay, Trung Quốc vẫn thúc đẩy đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông với các nước láng giềng Đông Nam Á, được kỳ vọng là sẽ hoàn thiện trong năm nhiệm kỳ Việt Nam làm chủ tịch luân phiên của ASEAN. Nhưng trên thực tế, Bắc Kinh liên tiếp mở rộng yêu sách chủ quyền, tăng cường hiện diện ở những vùng biển đang có tranh chấp.

Trung Quốc phản đối tàu chiến Mỹ vào biển Đông

Báo Người lao động dẫn ý kiến của bà Bonnie Glaser – Giám đốc dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS – trụ sở Washington), hôm 27/5 nhận định đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Vũ Hán chủng mới (Covid-19) không làm Trung Quốc thay đổi chính sách trên biển Đông.

Theo bà Glaser, Bắc Kinh đang hành động khác thường, chỉ đơn giản là họ nhận thấy thời cơ để đẩy mạnh hoạt động nhằm tìm kiếm lợi ích riêng và đây không phải là lần đầu. Trước đây, Trung Quốc từng nhiều lần ngang ngược đưa ra yêu sách lãnh thổ khi thấy các điều kiện trong khu vực và quốc tế thuận lợi cho mình.

“Khi thấy điều kiện thuận lợi, Trung Quốc sẽ tiến tới. Ngược lại, họ sẽ tạm ngừng và củng cố tình hình. Sau đó, họ sẽ lại tiến tới khi thấy thời cơ” – bà Glaser khẳng định tại buổi trao đổi trực tuyến “An ninh khu vực và biển Đông trong giai đoạn Covid-19” do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức.

Cũng theo bà Glaser, Bắc Kinh đang triển khai kế hoạch để từng bước kiểm soát không phận, vùng biển lẫn đáy biển ở Biển Đông. Thông qua hoạt động xây dựng và quân sự hóa cơ sở hạ tầng trái phép, Trung Quốc có thể duy trì hiện diện quân sự liên tục trên biển Đông để dọa nạt, can thiệp vào nhiều hoạt động khác nhau của các nước trong khu vực, từ đánh bắt hải sản đến khai thác năng lượng.

“Các tàu Trung Quốc không còn cần phải trở về tỉnh Hải Nam. Chúng có thể trở về một trong những căn cứ này, bổ sung nhiên liệu và trở lại hoạt động rất nhanh chóng” – bà Glaser giải thích.

Vị chuyên gia người Mỹ này tỏ ra quan ngại về Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) đang được đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc. Theo bà Glaser, ASEAN không nên chốt COC nếu thỏa thuận này không bảo đảm rằng quyền lợi của họ sẽ được bảo vệ, không có các điều khoản để duy trì an ninh và hòa bình khu vực và không có câu chữ để kiềm chế Trung Quốc.

Một giải pháp thực tế duy nhất để buộc Bắc Kinh chùn bước trước những yêu sách phi lý, khiến họ nhận ra rằng họ không thể kiểm soát toàn bộ biển Đông là phát triển mối quan hệ bạn bè, đồng minh và an ninh với những quốc gia sẵn sàng hành động chung để bảo vệ các quy tắc – nguyên tắc đã đề ra, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Những sự kiện trên, cùng với những chỉ trích, cáo buộc gay gắt lẫn nhau liên quan đến dịch Covid-19, khiến quan hệ song phương Mỹ-Trung thêm căng thẳng trên mọi phương diện. Quân đội Mỹ huy động đội tầu tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, trong đó có Biển Đông, điều đội oanh tạc cơ B-1B trở lại Guam để hỗ trợ lực lượng tại chỗ của Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác trong khu vực Thái Bình Dương.

Theo trang South China Morning Post ngày 19/5, Hoa Kỳ đã gia tăng hoạt động quân sự trên không và trên biển ‘sát cửa’ Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2020 nhiều gấp 3 lần so với nguyên một năm 2019.

Điều này có thể thấy rằng, Mỹ luôn sẵn sàng có kế sách để kìm hãm sự hung hăng và tham vọng của Bắc Kinh ở khu vực Đông Nam Á.

RELATED ARTICLES

Tin mới