Saturday, October 5, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTrợ lý ngoại trưởng Mỹ: TQ đang đe dọa an ninh ở...

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ: TQ đang đe dọa an ninh ở Biển Đông và nhiều nơi trên thế giới

Phát biểu tại một hội nghị của tổ chức Atlantic Council (Mỹ) chuyên về các vấn đề quốc tế, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Alice Wells phụ trách khu vực Nam và Trung Á cho rằng các tranh chấp biên giới – dù là ở Biển Đông hay ở khu Ladakh (thuộc vùng Kashmir phía Ấn Độ kiểm soát) – đều là một “sự nhắc nhở về mối đe dọa từ Trung Quốc”.

Theo bà Alice Wells, bùng phát các vụ đụng độ ở biên giới là lời cảnh báo rằng hành động ngang ngược của Trung Quốc không phải lúc nào cũng chỉ là lời nói. Dù là ở Biển Đông hay dọc theo biên giới với Ấn Độ, chúng ta tiếp tục thấy những hành động khiêu khích và gây rối của Trung Quốc. Những hành động khiêu khích và gây hấn của Trung Quốc đặt ra câu hỏi về cách Trung Quốc tìm cách sử dụng sức mạnh ngày càng tăng của nước này. Đó là lý do tại sao chúng ta đã chứng kiến sự tập hợp của các quốc gia có cùng chí hướng từ các nước ASEAN hay thông qua các nhóm ngoại giao khác như ba bên với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ nhằm hỗ trợ thương mại tự do và cởi mở. Bên cạnh đó, bà Alice Wells cũng chỉ ra rằng có sự tương đồng giữa tình trạng Trung Quốc hung hăng hơn ở Biển Đông những năm qua và việc tăng xung đột gần đây ở khu vực dãy Himalayas. Nếu nhìn về Biển Đông, các chiến dịch của Trung Quốc đều thực hiện theo một phương pháp và đó là sự hiếu chiến dai dẳng, mưu toan dai dẳng để thay đổi các quy tắc, hiện trạng. Trong khi đó, với những ai “ảo tưởng rằng sự hiếu chiến của Trung Quốc chỉ là sự khoa trương, tôi nghĩ họ cần phải nói chuyện với Ấn Độ. Nó cần phải bị chống lại”.

Đáng chú ý, trong căng thẳng Trung – Ấn ở khu vực biên giới, bà Alice Wells khẳng định Mỹ ủng hộ Ấn Độ và khuyến khích cả Ấn Độ với Trung Quốc cùng giải quyết tranh chấp qua con đường ngoại giao.

Được biết, chuyện mâu thuẫn, xung đột giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ở biên giới hai nước vẫn diễn ra. Căng thẳng biên giới giữa hai quốc gia đông dân nhất nhì thế giới kéo dài đã lâu. Hai nước từng có chiến tranh biên giới năm 1962. Tới thời điểm này Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền khỏng 90.000 km2 lãnh thổ Ấn Độ đang kiểm soát. Tuần trước, Ấn Độ triển khai thêm lính đến khu Ladakh dọc biên giới với Trung Quốc, sau khi có thông tin Trung Quốc dựng lều gần sông Galwan – địa điểm hai bên từng xảy ra xung đột năm 1962. Sau khi đối đầu và xung đột nhau, cả hai bên đều có binh sĩ bị thương. Một số trực thăng Trung Quốc được nhìn thấy có hoạt động trong khu Ladakh. Không những vậy, gần đây lính biên phòng hai bên xung đột và đánh nhau tại núi Nathu La Pass nối bang Sikkim của Ấn Độ với vùng tự trị Tây Tạng của Trung Quốc.

Trong một động thái mới nhất, Ấn Độ (21/5) đã cáo buộc các quân nhân Trung Quốc chặn đường thực hiện các cuộc tuần tra ở khu vực biên giới tranh chấp chủ quyền dẫn tới xô xát giữa 2 bên trong tháng qua. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava khẳng định quân nhân nước này vẫn luôn ở khu vực do New Delhi quản lý, ngăn cách với Trung Quốc thông qua Đường kiểm soát Trung – Ấn (LAC). Toàn bộ các hoạt động của Ấn Độ đều được thực hiện ở phía Ấn Độ kiểm soát bên này đường LAC. Trên thực tế, chính phía Trung Quốc gần đây đã có các động thái ngăn cản hoạt động tuần tra bình thường của Ấn Độ.

Trung Quốc không đưa ra bình luận trực tiếp về các vụ việc căng thẳng ở biên giới với Ấn Độ, nhưng nhấn mạnh rằng quân đội nước này liên tục duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, tờ Thời báo Hoàn Cầu lại phát đi cáo buộc rằng quân nhân Ấn Độ dường như đã đi vào lãnh thổ Trung Quốc và xây dựng cơ sở quốc phòng bất hợp pháp từ đầu tháng. Tờ báo nói rằng Trung Quốc đã gia tăng kiểm soát ở biên giới để chống lại hoạt động của Ấn Độ ở thung lũng Galwan.

RELATED ARTICLES

Tin mới