Monday, September 16, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaChuyên gia của Viện Nghiên cứu Hudson (Mỹ) nêu ra 3 nguy...

Chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hudson (Mỹ) nêu ra 3 nguy cơ hạt nhân hiện nay trên Biển Đông

Tiến sỹ Satoru Nagao thuộc Viện Nghiên cứu Hudson của Mỹ cho rằng căng thẳng quan hệ Mỹ – Trung đang tăng nhanh ở Biển Hoa Đông, Biển Đông và cán cân sức mạnh hạt nhân, trong đó riêng ở khu vực Biển Đông đang tiềm ẩn 3 nguy cơ.

Thứ nhất, chuyên gia Viện Nghiên cứu Hudson cho rằng Trung Quốc đã phát triển các lò phản ứng hạt nhân lưu động. Với những diễn biến thời gian qua thì không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng cách thức này để xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi trên Biển Đông nhằm cung cấp năng lượng cho các cơ sở mà Bắc Kinh đã phát triển hạ tầng. Nếu xảy ra đụng độ, nhà máy điện hạt nhân nổi có thể bị tấn công phá hủy dẫn đến thảm họa môi trường. Các lò phản ứng hạt nhân lưu độngtrên biển là kế hoạch được Trung Quốc ấp ủ từ lâu. Chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy việc nghiên cứu, chế tạo trạm điện hạt nhân nổi trên biển từ những năm đầu của Thế kỷ 21. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, chế tạo gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc thu nhỏ và làm chủ công nghệ hạt nhân của Bắc Kinh còn hạn chế. Vì vậy, Trung Quốc đã tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nga – đối tác chiến lược quan trọng của Bắc Kinh và cũng là cường quốc đi đầu về hạt nhân trên thế giới. Tháng 5/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga V.Putin đã chứng kiến lễ ký biên bản ghi giữa Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga về việc hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển. Đến cuối tháng 7/2014, Tập đoàn Hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) quyết định ký Ý định thư về việc hợp tác phát triển các nhà máy điện hạt nhân nổi với Công ty Rusatom Overseas của Nga – một trong những công ty tiên phong hàng đầu trên thế giới về chế tạo trạm điện hạt nhân nổi trên biển. Cũng trong năm 2014, Cục năng lượng quốc gia Trung Quốc thành lập Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật năng lượng hạt nhân để tập trung nghiên cứu chuyên sâu về trạm điện hạt nhân trên biển. Đồng thời, Bộ Khoa học kỹ thuật quốc gia Trung Quốc cũng thành lập “Hạng mục 863” nhằm nghiên cứu tính an toàn và kỹ thuật liên quan tàu động lực hạt nhân và hạng mục nắm bắt kỹ thuật “mô phạm ứng dụng và kỹ thuật sử dụng lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ để phát điện”.Về mặt chính thống, Trung Quốc cho rằng chế tạo nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển để cung cấp điện cho các vùng duyên hải, vùng biên giới, vùng đảo xa bờ và các giàn khoan dầu khí gặp khó khăn về nguồn điện năng. Trung Quốc cũng biện minh cho rằng hành động của mình chỉ đơn thuần phục vụ mục đích phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân, cũng như cung cấp điện để khử mặn – lọc nước biển thành nước ngọt, làm đá phục vụ ngư dân ướp hải sản đánh bắt trên biển. Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc tìm mọi cách phát triển điện hạt nhân trên biển nhằm cung ứng điện cho các hoạt động quân sự mà Trung Quốc mới triển khai trên các đảo ở Biển Đông, nhất là điện năng dành cho hệ thống radar tối tân của Bắc Kinh. Patrick Cronin, Giám đôc Chương trình An ninh châu Á – Thái Bình Dương, tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới từng nhận định, “các nhà máy điện hạt nhân trên biển sẽ giúp quân đội Trung Quốc có nguồn năng lượng bền vững để thực hiện đầy đủ các hoạt động, từ cảnh báo sớm trên không tới các hệ thống điều khiển vũ khí tấn công và phòng thủ, hay chống ngầm”. Theo nhận định của giới chuyên gia, nếu Trung Quốc triển khai một trạm điện hạt nhân ở đảo Phú Lâm sẽ khiến Bắc Kinh giải quyết được nhu cầu điện cho “thành phố Tam Sa”, tạo điều kiện để nước này có thể triển khai được các loại hình radar, tên lửa hiện đại và nâng cao năng lực tác chiến cho hải quân Trung Quốc. Giáo sư Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Australia cũng từng cảnh báo sau khi Trung Quốc triển khai các nhà máy điện hạt nhân trên biển, Bắc Kinh sẽ viện cớ thực thi các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho những trạm điện trên để tăng cường hiện diện quân sự khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng, mất kiểm soát.

Thứ hai, chuyên gia Viện Nghiên cứu Hudson cho rằng vài năm qua Trung Quốc đã triển khai oanh tạc cơ H-6 và một số dòng máy bay tiêm kích đa nhiệm như J-10, J-11 ở Biển Đông. Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng để Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng trở thành cường quốc biển và cường quốc thế giới. Tuy nhiên, không gian sinh tồn của Trung Quốc đang bị “kìm hãm” bởi các nước láng giềng. Nếu phát triển về phía Bắc, Trung Quốc phải đối mặt với vùng khí hậu khắc nghiệt và bị Nga chặn đường; phát triển sang phía Tây và Tây Nam, là vùng rừng núi hiểm trở, không thuận tiện cho việc giao thương; hướng sang phía Đông là Nhật Bản, Đài Loan, không thuận tiện cho quá trình lưu thông thương mại đối với khu vực và thế giới. Trong khi đó, ở phía Nam là các quốc gia nhỏ, không có mối quan hệ bền chặt với các siêu cường trên thế giới. Vì vậy, yêu tiên chiến lược duy nhất của Trung Quốc là tìm mọi cách đột phá xuống phía Nam, giành quyền kiểm soát Biển Đông để mở rộng “không gian sinh tồn” của Trung Quốc. Không những vậy, nếu giành quyền kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc sẽ giành được nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng và dồi dào, đặc biệt là dầu khí và hải sản. Đối với Trung Quốc, đây là một thứ tài sản vô cùng quý giá để đáp ứng “cơn khát” năng lượng của mình. Biển Đông được đánh giá là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các loại chiến đấu cơ này đều có thể mang theo bom, tên lửa chứa đầu đạn hạt nhân. Để đáp trả, Mỹ bắt đầu điều động máy bay ném bom tầm xa B-1 Lancer đến vùng biển này. Nhiều năm qua, trong quá trình thực chiến, B-1 hầu như chỉ mang vũ khí quy ước, nhưng thực tế loại máy bay này có thể mang theo vũ khí hạt nhân.

Thứ ba, Trung Quốc cũng đã có nhiều dấu hiệu điều động tàu ngầm hạt nhân đến Biển Đông. Đây là những loại tàu có thể mang theo tên lửa đạn đạo chứa đầu đạn hạt nhân, mà Bắc Kinh dùng để đe dọa các căn cứ Mỹ trong khu vực. Cơ quan khảo cứu quốc hội Mỹ cho biết Trung Quốc đang cấp tập tăng cường sức mạnh tàu ngầm. Cụ thể, theo báo cáo thì Bắc Kinh đang có khoảng 66 tàu ngầm các loại và sẽ tăng lên 76 chiếc vào năm 2030. Trong đó, số lượng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã có hơn 10 chiếc.Trung Quốc đã có ít nhất bốn tàu SSBN lớp Tấn hoạt động tại thời điểm năm 2018, và hai tàu nữa đã tham gia hạm đội. Hải quân Trung Quốc có thể sẽ chế tạo sáu đến tám SSBN lớp Tấn trước khi chuyển sản xuất sang SSBN thế hệ tiếp theo (thứ ba), Type 096, từ đầu những năm 2020. Từ giữa đến cuối thập niên 2020 trở đi, hải quân Trung Quốc có thể sẽ vận hành một đội tàu SSBN bao gồm cả Type 094 và Type 096. Tương lai của lực lượng SSBN Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào nhận thức về mối đe dọa của lãnh đạo Trung Quốc. Một mặt, Bắc Kinh có thể tin rằng một hạm đội SSBN nhỏ bổ sung cho lực lượng hạt nhân trên đất liền của mình là đủ để duy trì sự răn đe hạt nhân tin cậy. Mặt khác, Trung Quốc có thể tìm cách giải quyết các điểm yếu của lực lượng trên đất liền bằng sự bù đắp đáng kể lực lượng SSBN với cơ sở hạ tầng và hệ thống hỗ trợ. Một yếu tố quyết định quan trọng khác là liệu Trung Quốc có ý định theo đuổi khả năng ngăn chặn trên biển thường xuyên (CASD) với một hoặc nhiều tàu SSBN tuần tra mọi lúc hay không. Trung Quốc khó có thể làm như vậy trong thời gian tới do những hạn chế trong hoạt động. Ngay cả khi hải quân Trung Quốc có khả năng hoạt động như thế, vẫn có những nghi ngờ về việc liệu Bắc Kinh có sẵn sàng thực hiện một sự thay đổi lớn như vậy trong các lực lượng hạt nhân hay không.

Tiến sỹ Satoru Nagao kết luận rằng Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng để Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng trở thành cường quốc biển và cường quốc thế giới. Vì vậy, cả 3 nguy cơ trên đều là những rủi ro tiềm ẩn đe dọa an ninh khu vực.

RELATED ARTICLES

Tin mới