Sunday, January 12, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaTQ tiếp tục phóng hai vệ tinh lên quỹ đạo, có thể...

TQ tiếp tục phóng hai vệ tinh lên quỹ đạo, có thể sẽ sử dụng cho các mục đích, tính toán của nước này ở Biển Đông

Ngày 31/5, Trung Quốc đã phóng thành công 2 vệ tinh vào quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-2D từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Khu tự trị Nội Mông. Hai vệ tinh này đề có chức năng theo dõi, cung cấp các hình ảnh có độ phân giải cao.

Trung Quốc đã phóng thành công 2 vệ tinh vào quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-2D từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Khu tự trị Nội Mông ngày 31/5/2020. Hai vệ tinh được phóng gồm Vệ tinh cảm biến từ xa Cao Phân 9 và vệ tinh HEAD-4. Với khả năng cung cấp các hình ảnh có độ phân giải khoảng 1 m, vệ tinh Cao Phân 9 sẽ được sử dụng trong các hoạt động khảo sát địa hình, quy hoạch đô thị, thiết kế hệ thống đường sá, dự báo năng suất mùa vụ và giảm nhẹ thảm họa, trong khi đó vệ tinh HEAD-4 có thể tiến hành thu thập thông tin trên quỹ đạo, trong đó có các thông tin về tàu thuyền, máy bay và Internet Vạn vật (IoT).

Từ những năm 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu phát triển hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường của riêng mình, tuy nhiên phải đến đầu những năm 90, tham vọng này mới bắt đầu được triển khai trên thực tế thông qua chiến lược “3 bước”. Bước 1, từ năm 1994 xây dựng hệ thống Bắc Đẩu thế hệ thứ 1 (BDS-1) với 3 vệ tinh Bắc Đẩu- G ở quỹ đạo đĩa tĩnh (GEO) (phóng lên quỹ đạo năm 2000 và 2003). Đây là hệ thống thử nghiệm và đã dừng hoạt động vào năm 2012. Bước 2, từ năm 2004, xây dựng hệ thống Bắc Đẩu thế hệ thứ 2 (BDS-2), đến năm 2012 Trung Quốc đã hoàn thiện Hệ thống BDS-2 với 14 vệ tinh (trong đó bao gồm 5 vệ tinh Bắc Đẩu-G ở quỹ đạo địa tĩnh (GEO), 5 vệ tĩnh Bắc đẩu – I ở Quỹ đạo đồng bộ trái đất nghiêng (IGSO) và 4 vệ tinh Bắc Đẩu – M ở Quỹ đạo trái đất tầm trung (MEO).

Hệ thống BDS-2 đã cung cấp dịch vụ định vị và đường truyền tin tức cho các khách hàng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bước 3, từ năm 2009, xây dựng hệ thống Bắc Đẩu thế hệ thứ 3 (BDS-3), theo kế hoạch đến năm 2020, nước này sẽ phóng đủ 35 vệ tinh BDS-3 và có khả năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Trong 35 vệ tinh của Hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu 3 có 27 vệ tinh Bắc Đẩu – M ở Quỹ đạo trái đất tầm trung (MEO), 5 vệ tinh Bắc Đẩu – G ở quỹ đạo địa tĩnh (GEO) và 3 vệ tinh Bắc Đẩu – I ở Quỹ đạo đồng bộ trái đất nghiêng (IGSO).

Hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc cung cấp dịch vụ định vị chuẩn xác trong phạm vi 10m trên toàn thế giới, còn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là trong phạm vi 5m. Để đạt được độ chuẩn xác như vậy, ngoài việc sử dụng Quỹ đạo trái đất tầm trung (MEO) như các hệ thống vệ tinh định vị khác, Bắc Đẩu còn sử dụng Quỹ đạo địa tĩnh (GEO) và Quỹ đạo đồng bộ trái đất nghiêng (IGSO) giúp tăng khả năng các thiết bị thu nhìn thấy vệ tinh. Mặc dù phát triển sau, tuy nhiên Hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường Bắc Đẩu của Trung Quốc được cho là đang cạnh tranh mạnh mẽ với các hệ thống định vị trước đó như GPS của Mỹ, GLONAS của Nga và Galileo của liên minh châu Âu (EU).

Nhiều ý kiến cho rằng, việc Trung Quốc phóng thành công các vệ tinh sẽ tăng cường các chức năng tích hợp như truyền tín hiệu giữa các vệ tinh, truyền tín hiệu với mặt đất, bảo đảm kết nối giữa trạm mặt đất với các vệ tinh trên quỹ đạo cao và quỹ đạo thấp, Góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ các mục đích quân sự (kiểm soát đường biên giới, định vị mục tiêu quân sự, hỗ trợ định vị đường bay của tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo…) và kiểm soát thực địa ở Biển Đông (kiểm soát tàu, thuyền các nước ở Biển Đông). iệc Trung Quốc tăng cường sử dụng các hệ thống vệ tinh theo dõi, giám sát biển có tác động lớn đối với hòa bình, ổn định trên Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc triển khai hệ thống vệ tinh giám sát ngày đêm ở Biển Đông chính là nhằm gia tăng sự kiểm soát trên vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố “chủ quyền” phi pháp trong khu vực. Hoạt động này dẫn đến việc Trung Quốc sẽ theo dõi, nắm được hoạt động hàng hải, hàng không hợp pháp của các nước liên quan, gây ra mối đe dọa sâu sắc đối với các hoạt động tự do hàng hải, hàng không trong khu vực. Ngoài ra, một hệ thống định vị toàn cầu độc lập cho phép Trung Quốc nâng cao khả năng kiểm soát, theo dõi tất cả các mục tiêu từ trên không, nâng cao năng lực phối hợp tác chiến, giành ưu thế trong mọi tình huống… Ngoài ra, các hệ thống vệ tinh sẽ cho phép quân đội Trung Quốc theo dõi, trinh sát, thông tin liên lạc và chuyển tiếp số liệu cho các hoạt động theo dõi và phát hiện mục tiêu trên biển. Thu thập thành công hình ảnh trung thực và độ phân giải cao, xác định mục tiêu và định vị của vệ tinh sẽ tạo thuận lợi cho quân đội Trung Quốc ngăn chặn tàu thuyền các nước bằng các loại tên lửa đạn đạo có điều khiển chính xác và tên lửa hạt nhân tầm thấp.

RELATED ARTICLES

Tin mới