Wednesday, December 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiQuan chức Mỹ - Trung gặp nhau chỉ để ‘kẻ vạch đỏ’?

Quan chức Mỹ – Trung gặp nhau chỉ để ‘kẻ vạch đỏ’?

Khi quan hệ Mỹ – Trung xuống đến mức ảm đạm nhất trong nhiều thập kỷ, mọi ánh mắt hiện đang hướng đến cuộc gặp giữa hai nhà ngoại giao hàng đầu tại Hawaii. Giới quan sát cho rằng đây là dịp để hai bên “kẻ vạch đỏ”.

Có ít hoài nghi rằng cuộc gặp giữa ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào ngày 17/6 được chờ đợi sẽ giảm nhiệt căng thẳng trước cuộc bầu cử Mỹ. Nhưng có rất ít thông tin về cuộc gặp được tiết lộ, bao gồm cả lý do vì sao cuộc gặp được sắp xếp vội vàng khi đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành.
Không bên nào xác nhận cuộc gặp trực diện tại căn cứ không quân Hickam sẽ diễn ra. Các nhà quan sát và những người liên quan đến quá trình chuẩn bị đưa ra thông tin trái ngược về việc bên nào đề xuất gặp trước.

Trung Quốc và Mỹ cần nỗ lực để tránh Chiến tranh Lạnh mới và tìm ra cách để hợp tác dù có khác biệt, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm nay phát biểu.
 Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump, quan hệ hai nước trượt theo dốc thẳng đứng, đến mức nhiều người nói đến một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. 
Từ khi đại dịch COVID-19 lây lan khắp thế giới và biến Mỹ trở thành một trong những quốc gia chịu thiệt hại lớn nhất, hai bên liên tục đổ lỗi cho nhau. Hai nước cũng căng thẳng trong nhiều vấn đề khác như luật an ninh quốc gia cho Hong Kong, biển Đông, Đài Loan và Tân Cương, cuộc chiến thương mại và công nghệ kéo dài.
Bất đồng trong hầu hết các vấn đề, trong lúc cùng đối diện với những thách thức chưa từng thấy do COVID-19 gây ra, cuộc gặp lần này được đánh giá là cơ hội để hai bên thảo luận riêng tư và thực chất về quan hệ song phương. 
“Hai bên rất cần gặp trực tiếp sau những hoạt động ngoại giao qua micro và căng thẳng song phương gia tăng”, Ruan Zongze, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Quốc tế học Trung Quốc, nói với báo SCMP. 
Chọn nơi gặp ở Hawaii có thể là lựa chọn thoải mái cho cả hai bên, ông Zhu Feng, một chuyên gia về Mỹ tại ĐH Nam Kinh, đánh giá. 

Ông Zhu cho rằng chọn Mỹ hay Trung Quốc đại lục có thể không phải lựa chọn tốt đối với ông Dương hay ông Pompeo, khi quan hệ hai bên ở mức xấu như hiện nay. 

 
Hawaii cũng là nơi ít bị virus corona ảnh hưởng nhất ở Mỹ, khi số ca mắc ở lục địa Mỹ đã vượt mốc 2 triệu người, ông Yun Sun, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Stimson ở Washington, đánh giá. 
Trước cuộc gặp, cơ quan quản lý hàng không của hai nước cho phép các hãng hàng không của bên kia bổ sung số chuyến bay, hạ nhiệt căng thẳng trước đó trong lĩnh vực này vì đại dịch. Bộ Thương mại Mỹ cũng thông qua sửa đổi quy định để cho phép các công ty công nghệ Mỹ hợp tác với hãng viễn thông Trung Quốc Huawei để thiết lập tiêu chuẩn cho các mạng viễn thông 5G. 
Nhưng vẫn còn nhiều dấu hiệu cho thấy quan hệ hai bên vẫn rất căng thẳng. 
Từ đầu tháng 2, báo chí Trung Quốc liên tục tấn công các quan chức Mỹ, nhất là việc gọi ông Pompoe là quan chức “ma quỷ” và “kẻ thù chung của nhân loại” vì ông nhiều lần dùng cụm từ “virus Vũ Hán” và chỉ trích hệ thống chính trị cũng như lãnh đạo Trung Quốc. 
“Với những chỉ trích và hành động gần đây, ông Pompeo không phải là người đưa tin tốt nhất nếu hai bên muốn hòa giải”, Gal Luft, đồng giám đốc Viện Phân tích an ninh toàn cầu tại Washington, đánh giá. 
“Có ít hy vọng hai bên sẽ đạt được kết quả đáng kể nào trong cuộc gặp này. Đây chỉ là cơ hội để hai bên đưa ra quan điểm và ý định của mình, cũng như vạch ra giới hạn. Điều tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng là họ sẽ tránh được một cú rẽ bất ngờ theo hướng xấu hơn trước thềm bầu cử Mỹ”, ông Luft nhận định.
Shi Yinhong, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại ĐH Nhân dân Trung Quốc, cũng đồng ý với quan điểm đó. “Nếu ông Trump thực sự muốn hàn gắn quan hệ với Trung Quốc thì đã không cử ông Pompeo đến cuộc gặp”, ông Shi nói.a
RELATED ARTICLES

Tin mới