Sunday, November 24, 2024
Trang chủBiển nóngDầu khí Tây Ba Nha rút khỏi biển Đông và nguy cơ...

Dầu khí Tây Ba Nha rút khỏi biển Đông và nguy cơ nào chờ đợi VN?

Bình luận nước ngoài cho hay, Việt Nam được coi là quốc gia rủi ro đối với tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha do hoạt động của họ bị gián đoạn bởi xung đột trên biển Đông.

Một giàn khoan dầu của Respol 

Theo chuyên trang Năng lượng quốc tế của Petro Times, Tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ban Nha đã chuyển nhượng 30% quyền thăm dò tại lô dầu khí nước sâu 1-21 Khan Asparuh ngoài khơi Biển Đen cho hai cổ đông khác là Total và OMV. Sau khi chuyển nhượng, Total sẽ nắm giữ 57,14% cổ phần và công ty OMV của Áo sẽ sở hữu 42,86% cổ phần còn lại tại lô này.

Còn theo Archyde, Repsol đã ký thỏa thuận với PetroVietnam để chuyển nhượng cổ phần tại ba lô thăm dò dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế VN (51,75% cổ phần ở lô 07/03 PSC và 40% cổ phần ở lô 135-136/03 PSC). Ba lô này vốn đã không hoạt động từ ba năm nay do sức ép từ Trung Quốc, trong đó có dự án Cá Rồng Đỏ.

Archyde cũng đưa tin, Trung Quốc đã có hành động uy hiếp Việt Nam vào tháng 7/2017 và 3/2018, sau đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã yêu cầu Respol tạm dừng hoạt động khai thác lô dầu đang được Repsol tiến hành trong các khối 07/03 và 136/03.

Giữa tháng 6 năm nay, tàu Hải Dương Địa Chất 4 của Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam, vào ngày 17/6 có lúc tàu này chỉ cách đảo Phú Quý hơn 200km.

Trang tin Archyde bình luận, “bằng cách này (chuyển nhượng cổ phần), Repsol được cho là đã hóa giải được cuộc xung đột với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam liên quan đến tình trạng của các lô này và làm giảm sự hiện diện của họ ở Việt Nam, “một quốc gia được coi là rủi ro, bởi trong những năm gần đây, các hoạt động của họ đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột lãnh thổ trên Biển Đông”.

 

 
RELATED ARTICLES

Tin mới