Đó là nhận xét của nhà nghiên cứu Mark Beeson về Trung Quốc, đăng trên tạp chí Interpreter của Viện Lowy (Úc).
“Cách đây gần một thế kỷ, Dale Carnegie đã đạt được danh tiếng thế giới với cuốn sách Đắc nhân tâm. Tôi không rõ nó đã được dịch sang tiếng Trung chưa, nhưng tôi đoán Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chưa bao giờ đọc nó. Có lẽ ông ấy nên đọc. Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, Trung Quốc hiện đang dạy thế giới một bài học lớn trong việc làm thế nào để người khác xa lánh và báo động ngay cả những người không sinh ra để thù địch với Cộng hòa Nhân dân (Trung Hoa)”, ông Beeson viết.
Theo tác giả, có thể khó tin và khó nhớ, nhưng chỉ mười năm trước, chúng ta đều nói về sự nổi lên đáng ngạc nhiên và hiệu quả của cái goik là “sự gây hấn quyến rũ” từ Trung Quốc. Giới tinh hoa hoạch định chính sách của Trung Quốc đã thể hiện sự khéo léo và tinh tế bất ngờ, đặc biệt là liên quan đến Đông Nam Á, khu vực đang lo lắng liệu sự trỗi dậy bất ngờ của Trung Quốc là mối đe dọa hay cơ hội.
Đó chính xác là tình trạng khó xử tương tự của các chính phủ Úc trong thập kỷ qua. Hậu quả đang lộ diện: Trung Quốc trong chế độ mới quyết đoán, hung hăng hơn rõ ràng là một mối nguy hiểm, theo nhiều nhà bình luận chiến lược của Úc. “Và chúng ta phải hành động tương ứng”, ông Beeson viết.
Không thể biết nội dung các cuộc thảo luận giữa các nhà hoạch định chính sách cấp cao ở Bắc Kinh, người ta chỉ có thể đoán đây không phải là kết quả mà họ hy vọng khi họ quyết định ngừng “thao quang dưỡng hối” (náu mình chờ thời) như nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình từng khuyên. Có lẽ tất cả họ đã đọc về tác động được cho là bình định và hạn chế của sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và cho rằng các nước như Úc sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận sự tổn thương và hành xử phù hợp.
Nhưng nếu một quốc gia phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc như Úc có thể cưỡng lại, thì phần còn lại của thế giới, những nơi không phụ thuộc, có thể như vậy nếu họ tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường của ông Tập Cận Bình? Hiện nay có rất nhiều thảo luận về sự nguy hiểm của bẫy nợ và chủ nghĩa thực dân mới cũng như về những lợi ích của cơ sở hạ tầng.
Có lẽ ở Trung Quốc khá thiếu vắng các cuộc tranh luận nội bộ và khiến các nhà hoạch định chính sách của họ đánh giá thấp tầm quan trọng của họ ở nơi khác, đặc biệt là những nước thể chế hoàn toàn khác biệt. Kết quả là, Trung Quốc ngày càng yêu thích dùng quyền lực hơn là thuyết phục, thích quả quyết hơn là cam đoan. Tác động đang trở nên rõ ràng xung quanh khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Thật vậy, các hành động của Trung Quốc đang đẩy Ấn Độ vào vòng tay của Mỹ.
Có lẽ một trong những hậu quả của những thời kỳ đặc biệt rắc rối là các cường quốc cho rằng sức mạnh mềm có rất ít giá trị. Đánh giá từ hành động, có thể thấy ông Trump rõ ràng tin tưởng vào điều đó. Nhưng nhiều người trong chúng ta đã bắt đầu nghĩ rằng Trung Quốc là một chủ thể chính sách đối ngoại ngày càng gắn bó và tinh vi, nhận ra tầm quan trọng của việc vun đắp quan hệ quốc tế. Thật vậy, Trung Quốc nổi tiếng là không khoan dung ở trong nước, nhưng giới tinh hoa kinh doanh trên khắp thế giới có thể ngẩng cao đầu và kiếm được nhiều tiền.
Ngay cả những nhà bình luận bảo thủ, những người lập luận rằng các nhà tư tưởng chiến lược của Trung Quốc đang chơi một trò chơi dài được thiết kế để đạt đến đỉnh cao thống trị toàn cầu, cũng có vẻ không còn tự tin trong những ngày này. Ngược lại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như đã phung phí sức mạnh mềm hạn chế và khó giành được, vì những lý do vẫn còn khá bí ẩn.
Một trong những lời khuyên vượt thời gian của Dale Carnegie về cách giành chiếm lòng tin của bè bạn là thừa nhận bạn sai nếu bạn bỏ cuộc.
Có lẽ đó là lý do tại sao cuốn sách của ông không phải là cuốn sách bán chạy nhất ở vùng đất mà sự mất mặt dường như còn quan trọng hơn cả sự mất ảnh hưởng.