Friday, December 27, 2024
Trang chủBiển nóngPhượng Hoàng cổ trấn ngập trong lũ

Phượng Hoàng cổ trấn ngập trong lũ

Mưa lớn kéo dài đã dẫn đến tình trạng ngập lụt ở nhiều khu vực của Trung Quốc, trong đó có Phượng Hoàng cổ trấn, một di sản hơn 2.000 năm lịch sử ở thượng nguồn đập Tam Hiệp

Phượng hoàng Cổ trấn ngập trong lũ

Kể từ tháng 6, hơn 10 triệu người ở 26 tỉnh thành của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lớn kéo dài, trong đó nhiều thành phố ở cả thượng và hạ nguồn đập Tam Hiệp bị ngập trong nước lũ.

Những ngày gần đây, Phượng Hoàng cổ trấn nằm trên một nhánh của sông Trường Giang thuộc tỉnh Hồ Nam cũng phải chứng kiến tình trạng ngập lụt này.

Theo Tân Hoa Xã, gần đây đã xuất hiện mưa lớn ở khu vực các sông gồm sông Giang, sông Tiểu Giang và Đà Giang ở thượng nguồn sông Trường Giang. Bắt đầu từ ngày 29/6, hai bên bờ sông Đà Giang cũng bị nhấn chìm trong nước lũ

Các video do người dân địa phương ở Phượng hoàng Cổ trấn đăng tải cho thấy dòng nước lũ chảy xiết qua các đường phố ở đây, cuốn trôi nhiều đồ đạc và có nơi ngập đến vai.

Một số hình ảnh cho thấy các phương tiện giao thông và người đi bộ chật vật tìm cách vượt qua dòng nước lũ. Một số hình ảnh khác cho thấy rác lẫn bùn đất chất thành những đống lớn trên các đường phố khi nước rút đi.

Theo Cơ quan khí tượng thủy văn Trung Quốc, mưa sẽ còn tiếp tục trong vài ngày tới với mưa vừa và mưa to ở các khu vực miền trung và miền bắc Hồ Nam, và nhiều mây ở đông nam Hồ Nam, mưa nhỏ tại các khu vực khác của tỉnh này.

Tại tỉnh Vân Nam ở tây nam Trung Quốc, mưa lớn bắt đầu kể từ tối 29/6 khiến ít nhất 3 người thiệt mạng, 1 người mất tích, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của hơn 90.000 dân tại đây. Tại Trùng Khánh, mưa lớn cũng khiến nhiều nơi ngập trong nước lũ nghiêm trọng.

Mưa lớn kéo dài khiến lưu lượng nước đổ vào hồ chứa đập Tam Hiệp – đập thủy điện lớn nhất Trung Quốc – dâng cao. Hôm 29/6, đập Tam Hiệp đã phải lần đầu xả lũ trong năm nay “để đảm bảo kiểm soát lũ an toàn”. Truyền thông Trung Quốc cho biết việc xả nước hồ chứa được tiến hành dần dần, tránh áp lực kiểm soát lũ ở hạ nguồn.

RELATED ARTICLES

Tin mới