Wednesday, January 1, 2025
Trang chủBiển nóngTQ ngày càng không biết hổ thẹn

TQ ngày càng không biết hổ thẹn

Sự kiện chính quyền Trung Quốc đột ngột kết án tử hình đối với một công dân Úc gần đây đã không còn khiến dư luận thế giới bất ngờ. Bởi vì trước đó vào ngày 14/1/2019, một công dân Canada tên là Robert Lloyd Schellenberg cũng bị đã bị tuyên án tử hình, mà lý do kết án của hai người này được nhìn nhận là giống nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh: Flickr.

Việc kết án tử hình công dân Úc tên Karm Gilespie là hành động “dằn mặt” của chính quyền Trung Quốc khi chính phủ Úc yêu cầu mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguyên nhân của đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Trong khi công dân Canada bị kết án tử hình ngay sau khi Mạnh Vãn Châu – giám đốc tài chính của Huawei bị Canada bắt giữ. Trước đó, hai người Canada khác là Michael Kovrig và Michael Spavor cũng bị bắt giữ, chỉ 10 ngày sau vụ bắt giữ Mạnh Vãn Châu diễn ra.

Việc yêu cầu mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về đại dịch là một đề xuất được quốc tế ủng hộ rộng rãi. Cho đến ngày 17/05/2020, tờ The Guardian của Anh cho biết đã có tới 120 nước ủng hộ đề xuất điều tra này.

Điều tra nguyên nhân của một đại dịch là điều bình thường về y tế quốc tế, hơn nữa trong yêu cầu của Úc không đề cập tới Trung Quốc hay Vũ Hán. Như vậy, tại sao chính quyền Trung Quốc trở nên quá nhạy cảm với những yêu cầu điều tra nguyên nhân đại dịch, vốn đang khiến 10 triệu người nhiễm bệnh và hơn 500.000 người tử vong?

Bởi vì chính quyền Trung Quốc luôn tô vẽ cho mình hình ảnh “Vĩ, Quang, Chính” (vĩ đại, quang vinh và đúng đắn). Nhận lỗi che giấu dẫn đến đại dịch bùng phát là điều họ không thể chấp nhận. Bắc Kinh có tiền sử che đậy thông tin đó là dịch SARS năm 2003, chỉ vì tâm lý lo sợ ảnh hưởng tới hư danh trên trường quốc tế và mất ổn định trong nước.

Không chỉ dừng lại ở việc kết án công dân Úc để “dằn mặt”, chính quyền Trung Quốc cũng đã tăng thuế với lúa mạch, cấm nhập thịt bò, khuyến cáo sinh viên không đến Úc. Liên quan tới Canada, trong khi gây sức ép với vụ việc Mạnh Vãn Châu, Bắc Kinh tiếp tục gia tăng bắt giữ và kết án công dân Canada, thậm chí kết án tử hình.

Tại Trung Quốc không có hệ thống tư pháp thực sự độc lập mà đều do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lãnh đạo. Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói: “Canada có một hệ thống tư pháp độc lập hoạt động mà không có sự can thiệp hay lạm quyền của các chính trị gia. Nhưng Trung Quốc không hoạt động theo cách đó và họ không hiểu sự độc lập của tư pháp Canada”.

Việc công khai trả đũa bằng những hành động phi nhân đạo, thậm chí lấy việc đe dọa mạng sống con người ra để gây sức ép, bỏ qua thông lệ ngoại giao và thương mại quốc tế, chỉ khiến cộng động quốc tế hiểu rõ hơn bản chất của của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Không biết hổ thẹn đã là bản chất của chính quyền Trung Quốc
Thực ra, nếu xem xét từ lịch sử mấy chục năm cầm quyền, những hành động không biết hổ thẹn như trên không có gì xa lạ với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1957 trong chiến dịch “chống cánh hữu”, Trung Nam Hải kêu gọi giới trí thức đề đạt góp ý. Sau đó lấy ngay những bài viết góp ý đó làm “bằng chứng” kết tội họ. Khi bị phê phán sao lại dùng âm mưu như vậy, lãnh tụ ĐCSTQ Mao Trạch Đông không ngại nói rằng đó “không phải âm mưu mà là dương mưu, làm công khai đấy chứ”.

Trong tất cả các biến động, ý kiến chuyên gia cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc không ngại vô sỉ khi thực hiện các hành động nhằm khủng bố tinh thần và cô lập đối tượng muốn tấn công. Quá trình đó diễn ra liên tục không ngừng, đến mức sự vô sỉ đó đã thẩm thấu vào tư tưởng của người dân Trung Quốc một cách phổ biến. Những hành động như “ăn mừng đại dịch lan rộng tại Nhật Bản và Mỹ” đã cho thấy rõ thái độ tệ hại đó.

Đỉnh điểm của sự vô sỉ kết hợp với dã man của chính quyền Trung Quốc phải kể đến trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, môn khí công được yêu mến tại nhiều quốc gia, nhưng bị đàn áp vô cớ ở đại lục từ năm 1999 đến nay. Do thâu tóm toàn bộ hệ thống cảnh sát, quân đội, tuyên truyền trong tay nên ĐCSTQ dễ dàng bịa tạo lý do để đàn áp Pháp Luân Công, tuyên truyền bôi nhọ và kích động thù hận nhằm khiến người dân Trung Quốc quay lưng lại với các giá trị Chân-Thiện-Nhẫn Pháp Luân Công.

Khi quan hệ quốc tế mở rộng, Bắc Kinh thường lấy quy mô thị trường tiêu thụ khổng lồ của Trung Quốc làm con tin với các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ các nước. Trong nhiều năm qua, thủ đoạn này thường mang lại kết quả dễ dàng. Nhưng có lẽ đã đến lúc gió đổi chiều.

Dù bất chấp nhưng không còn hiệu quả
Trong diễn biến vụ việc liên quan đến sức ép “dằn mặt” từ phía chính quyền Trung Quốc, thủ tướng Canada ngày 25/6/2020 tiếp tục khẳng định: “Chúng ta không thể để các áp lực chính trị hay những hành động bắt bớ tùy tiện các công dân Canada làm ảnh hưởng tới hệ thống tư pháp độc lập của đất nước này”.

Trong khi đó, thủ tướng Úc Scott Morrison tuyên bố ngày 11/6 rằng: “Chúng tôi là một quốc gia giao thương mở, nhưng tôi sẽ không bao giờ đánh đổi những giá trị của chúng tôi trước sự cưỡng ép xuất phát từ bất kỳ nơi nào”.

Mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Canada và Úc, việc chính phủ hai nước này thể hiện phản ứng quyết liệt chứ không nhân nhượng, đã cho thấy xu hướng phản kháng quốc tế mới với Trung Quốc.

Giai đoạn gần đây ngày càng nhiều diễn biến trong và ngoài nước khiến chính quyền Trung Quốc bối rối. Quan hệ đối ngoại chính là xung đột Mỹ – Trung ngày càng căng thẳng và đa diện, trong nước là tình hình đại dịch vẫn diễn biến phức tạp kết hợp thêm thiên tai lũ lụt. Đặc biệt là cuộc đấu đá quyền lực nội bộ đang đến hồi sinh tử.

Các hành động gây hấn trên Biển Đông, với Ấn Độ, Đài Loan, xiết chặt Hồng Kông cho thấy chính quyền Trung Quốc đang muốn xuất khẩu sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước khỏi các vấn đề thực sự của họ.

Có thể nói sự khác biệt hiện nay ở chỗ, chính phủ có sức mạnh hàng đầu là Mỹ đã thay đổi thái độ, phản công Trung Quốc trên mọi mặt trận thay vì nhún nhường như các chính phủ tiền nhiệm. Hành động này ngày càng tạo ra xu hướng quốc tế rộng khắp chống lại chính quyền Trung Quốc mà Úc, Canada chỉ là những ví dụ điển hình.

Đối với người dân Trung Quốc, những biến động thời gian qua khiến họ hiểu rõ hơn bản chất giả dối và tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những nhóm người bị bức hại như Pháp Luân Công, những người Duy Ngô Nhĩ, Phật tử Phật giáo Tây Tạng, các nhà báo và luật sư chính nghĩa… tiếp tục tiếng nói sự thật cho người dân Trung Quốc và cộng đồng quốc tế.

Văn hóa truyền thống Trung Hoa, cái nôi của văn hóa Á Đông huy hoàng vốn coi trọng liêm sỉ như mạng sống. Tuy nhiên, sự phá hoại của ĐCSTQ trong mấy chục năm, gồm cả sự cải biến lịch sử đã tạo nên một đất nước Trung Quốc méo mó hôm nay khiến người ta khó nhận ra. Thậm chí đại đa số người ta hôm nay khi phản đối chính quyền Trung Quốc thì cũng đánh đồng khái niệm Trung Quốc và ĐCSTQ.

Người Trung Quốc xưa có câu “heo chết không ngại nước sôi” để chỉ những kẻ không ngại sô liêm sỉ. Các diễn biến dồn dập khiến chính quyền Trung Quốc cho dù vứt bỏ tấm che mặt tô vẽ lâu nay nhưng vẫn ngày càng bị động. Tiến trình lịch sử dường như đang đi đến hồi kết cho thể chế đó, một thể chế nhận định được đánh giá là không biết hổ thẹn trên thế giới.

RELATED ARTICLES

Tin mới