Wednesday, December 25, 2024
Trang chủĐàm luậnManila: Gió đảo chiều ?

Manila: Gió đảo chiều ?

Phát biểu của người đứng đầu PLP tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 củng cố thêm nhận định của dư luận về việc trong năm thứ năm của của nhiệm kỳ 6 năm tổng thống, ông Duterte đang “đảo mình” tránh xa Bắc Kinh, nghĩa là thoát ly quan điểm, thái độ của chính ông chưa đầy một năm về trước.

Tàu cá ngư dân TQ xâm phạm vùng biển PLP

“Ngay cả khi khu vực đang bận chế ngự đại dịch COVID-19, các vụ việc đáng báo động ở biển Đông vẫn tiếp diễn”. Câu này nằm trong nội dung phát biểu của tổng thống Philippines (PLP) – ông Duterte, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 theo hình thức trực tuyến hôm 26/6 vừa qua, với sự chủ trì của nhà lãnh đạo Việt Nam – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Phát biểu của nhà lãnh đạo PLP ngay lập tức khiến dư luận chú ý. Là bởi, dù không nói thẳng, nhưng ai cũng hiểu, Manila ám chỉ Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm trước những diễn biến phức tạp đang diễn ra trên biển Đông.

Đặc biệt hơn, thông điệp này củng cố thêm nhận định của dư luận về việc trong năm thứ năm của của nhiệm kỳ 6 năm tổng thống, ông Duterte đang “đảo mình” tránh xa Bắc Kinh, nghĩa là thoát ly quan điểm, thái độ của chính ông chưa đầy một năm về trước.

Còn nhớ, là người kế nhiệm ông Benigno S. Aquino III – người đã mang lại thắng lợi vang dội cho PLP qua “vụ kiện thế kỷ” với TQ, ông Duterte, trong ít nhất 3 năm đầu, đã không những không phát huy lợi thế của phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII công ước LHQ 1982 về Luật biển (PCA) vào tháng 7/2016 vào đấu tranh bảo vệ lợi ích dân tộc, mà còn thể hiện rõ chiều hướng xa Mỹ, cầu thân với TQ.

Tới chuyến thăm TQ nửa cuối năm 2019, lên gân lên cốt mãi, ông mới đề cập phán quyết này và bị ông Tập Cận Bình gạt phắt. Dù vậy, khi đó, ông vẫn hể hả với việc đạt được thỏa thuận về “khai thác chung” – với TQ, bất chấp cảnh báo của giới chức PLP và dư luận rằng: đó là trò chơi quá nguy hiểm khi đối tác là TQ.

Đương nhiên, khi đó, Bắc Kinh đã ra sức  ca ngợi cách tiếp cận của ông Duterte là “khôn ngoan và kiên định” để quản lý các tranh chấp.

Dư luận cũng chưa quên, cũng ông Duterte đã xuê xoa với TQ, cố tình hạ thấp tính chất nghiêm trọng vụ tàu TQ đâm chìm và bỏ mặc 22 ngư dân PLP trên biển gần bãi Cỏ Rong, coi đó như một “sự cố”.

Trở lại cú “đảo mình”  trên, có thể thấy rằng, cùng với việc tự nhận thấy “chơi” với Bắc Kinh nguy hiểm như thế nào, rất có thể, ông Duterte còn bị tác động bởi các các cơ quan trong nội các. Thí dụ: các quan chức của Bộ Năng lượng (DOE) và Bộ Ngoại giao PLP (DFA), được cho là đang vận động ông Duterte tiếp tục hoạt động thăm dò năng lượng bị đình trệ trên biển để củng cố an ninh năng lượng và khẳng định lại tuyên bố chủ quyền đối với các nguồn năng lượng dưới đáy biển đang bị TQ tranh chấp.

Tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng PLP Alfonso Cusi còn tuyên bố: “Song  song với việc bảo vệ các vùng lãnh thổ của mình, DOE đang phối hợp với DFA để chúng tôi có thể tiếp tục thăm dò trong khu vực”.

Bộ Tư pháp (DOJ) PLP thì đang thúc đẩy việc đòi TQ bồi thường cho những ngư dân PLP suýt chết đuối trong vụ Cỏ Rong năm 2019.

Theo hướng đó, ngoại giao PLP đang thay đổi với việc quay trở lại với Mỹ – quốc gia có chung với PLP Hiệp ước phòng thủ song phương (MDT). Đầu tháng 6/2020, Tổng thống Duterte thậm chí, đã hủy bỏ động thái trước đó của ông là bãi bỏ một hiệp ước phòng thủ quan trọng để “vãn hồi” thế răn đe của Mỹ đối với TQ ở các vùng biển mà PLP tuyên bố chủ quyền.

Cho dù bị tác động hay không, tuyên bố, đặc biệt là một số động thái cụ thể của người đứng đầu là ông Duterte, có thể thấy, PLP, về đối ngoại, gió đã đảo chiều.

RELATED ARTICLES

Tin mới