Wednesday, December 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNghiên cứu quốc tếTiến thoái lưỡng nan, tháo dỡ Tam Hiệp, thành tích của ĐCSTQ...

Tiến thoái lưỡng nan, tháo dỡ Tam Hiệp, thành tích của ĐCSTQ sẽ bị ảnh hưởng

Có lẽ chính vì vậy mà mặc dù được cảnh báo và đề xuất tháo dỡ con đập từ năm ngoái, chính quyền Trung Quốc vẫn không có ý định thực hiện, để gây ra nỗi lo sợ cho toàn dân bây giờ.

Trong tháng qua, lũ lụt ở miền nam Trung Quốc đã lan rộng, liên tục có cảnh báo về sự cố vỡ đập Tam Hiệp. Đặc biệt, sau khi lũ lụt và lở đất đá ở huyện Đan Ba, Tứ Xuyên, thượng nguồn con đập vào ngày 17/6, các chuyên gia đại lục nhắc nhở người dân ở huyện Nghi Xương nhanh chóng rời đi. Nhưng chuyên gia nổi tiếng về đập Tam Hiệp Vương Duy Lạc nói rằng, lối thoát duy nhất là phá hủy con đập.

Bắc Kinh đưa tin, một hồ chứa ở huyện Đan Ba, huyện Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên bị vỡ, nước chảy siết xuống hạ lưu làm trạm phát điện và một số ngôi nhà trong làng bị lũ cuốn đi, hơn 20.000 người đã được sơ tán.

Khi trận lũ qua, Phố Ba Trung, Tứ Xuyên đã đầu tư 140 triệu nhân dân tệ để xây dựng một cây cầu, nhưng nó cũng ngay lập tức sập và bị nhấn chìm.

Chuyên gia kinh tế “Tài kinh lãnh nhãn” đăng trên mạng xã hội Twitter rằng, thượng nguồn con đập Tam Hiệp, khu Tứ Xuyên-Trùng Khánh ngập lụt lan rộng, các hồ chứa nhỏ đều vỡ, đập Tam Hiệp đang gặp nguy hiểm!

Ngày 18/6, Hoàng Tiểu Khôn, tiến sĩ của Học viện nghiên cứu xây dựng Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo cho bạn bè trên WeChat: “Xin nói lần cuối, người dân Nghi Xương hãy chạy đi”.

Tiến sĩ Vương Duy Lạc, chuyên gia nổi tiếng về đập Tam Hiệp, sống ở Đức thì nói rằng: “Càng ngăn (nước) nó càng trở nên lớn. Sau đó, nó bắt đầu bị rò rỉ. Rò rỉ ngày càng nhiều thì đập sẽ bị vỡ. Lúc này sức tàn phá của nó sẽ gấp hàng chục lần lũ tự nhiên”.

Vương Duy Lạc nói rằng sức tàn phá của con đập khi bị vỡ sẽ ngang với một cơn sóng thần, vì vậy những ngôi nhà bên bờ sông ngay lập tức sẽ bị cuốn theo dòng. Ông cũng cho biết thêm, hạ lưu đập Tam Hiệp liên quan đến 500 triệu người và không còn cách nào có thể thoát! “Nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp là luôn thường trực. Người dân từ Nghi Xương cho đến Thượng Hải, đều muốn chạy thoát, chạy đi đâu đây?”

Vương Duy Lạc nói rằng có 100.000 hồ chứa ở Trung Quốc, hồ chứa có ở khắp nơi, hơn 40% là không an toàn. Nếu chúng bị ngập sẽ gây ra hiệu ứng vỡ đập Tam Hiệp. Càng ở gần hồ chứa, thiệt hại sẽ càng lớn. Bạn nói bạn sẽ chạy đi đâu?

Trong một cuộc họp báo về phòng chống lũ lụt và hạn hán do Văn phòng mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tổ chức vào ngày 11/6, các quan chức của Bộ Thuỷ lợi cho biết, tình hình kiểm soát lũ năm nay rất gay gắt. Người dân phải có chuẩn để ngăn chặn lũ lớn. Ông cũng nói rằng hiện có 148 con sông vượt mức cảnh báo. Trong số 98.000 hồ chứa của Trung Quốc, một số hồ đang gặp nguy hiểm và không thể kiểm soát lũ và dòng chảy. Trọng tâm của Bộ Thuỷ lợi năm nay là đề phòng “Sự cố hồ chứa”.

Vương Duy Lạc nhắc nhở, thượng nguồn đập Tam Hiệp nguy hiểm hơn hạ lưu. Chính phủ ĐCSTQ nói, việc tái định cư ở thượng nguồn đã hoàn thành, nhưng các thành phố mới xây dựng đều không an toàn. Một khi trận lụt lớn xảy ra, tất cả các thành phố mới đều sẽ bị cuốn ra sông.

“Điều này nghe thật sởn gai ốc. Bạn phải tìm một giải pháp, không phải chạy trốn mà là phải phá hủy con đập đó. Bạn muốn trốn ư, trốn đi đâu? Hơn 400 – 500 triệu người nằm dưới hạ lưu sông Dương Tử thì chạy đi đâu? không có chỗ chạy! Không có lối thoát!”, ông Dương nói.

Ông Vương năm ngoái đã từng nhắc nhở rằng đập Tam Hiệp nên được tháo dỡ càng sớm càng tốt, việc tháo dỡ cũng không khó khăn mà đơn giản chính là tháo tất cả các cống thoát. Nhưng ĐCSTQ có vẻ như không muốn làm điều này. Nếu bây giờ đập Tam Hiệp – biểu tượng thành công của ĐCSTQ bị loại bỏ, những thành tích đó sẽ mất hết.

RELATED ARTICLES

Tin mới