Saturday, November 23, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ dùng công nghệ hiện đại để ăn cướp

TQ dùng công nghệ hiện đại để ăn cướp

Trung Quốc ngày nay là nước có nền khoa học – công nghệ tiên tiến. Khoa học – công nghệ của Trung Quốc đã có thể cạnh tranh với các nước như Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp… Trên tất cả các lĩnh vực. Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là dưới thời Tập Cận Bình lại không chỉ dùng khoa học – công nghệ để phát triển kinh tế một cách hòa bình mà còn dùng vào mục đích quân sự để ăn cướp chủ quyền của các nước, nhất là các nước láng giềng.

Máy xúc xuất hiện trong video ghi lại hoạt động của quân đội Trung Quốc ở khu vực biên giới với Ấn Độ (Ảnh chụp từ video)

 Trong những năm vừa qua với chiến lược độc chiếm Biển Đông, sau khi chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn để chiếm nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Không chỉ chiếm các đảo nổi mà Trung Quốc còn chiếm các đảo chìm có vị trí chiến lược quan trọng như đảo Chữ Thập. Theo luật pháp Quốc tế các đảo chìm không được công nhận là một thực thể, không có chủ quyền về lãnh hải.

Trong thực tế, các nước chỉ có thể bồi đắp mở rộng các đảo nổi trong phạm vi nào đó và không thể phá hoại môi trường biển, đặc biệt là các rạn san hô. Còn các đảo chìm là khó được bồi đắp vì nó có thể phá hoại môi trường biển. Nhưng với Trung Quốc thì không, Tập Cận Bình đã bất chấp các quy định của Luật pháp Quốc tế về biển. Dưới sự chỉ đạo của Tập Cận Bình quân đội Trung Quốc bằng khoa học – công nghệ chế tạo các thiết bị phá hoại các rạn san hô, hút san hô trộn với các vật liệu khác để bồi đắp các đảo một cách nhanh chóng. Chỉ trong vòng hai năm bằng công nghệ tiên tiến quân đội Trung Quốc đã  bồi đắp nhiều đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa mà họ đánh cướp của Việt Nam.

Các đảo này có diện tích rất lớn sau bồi đắp, họ đã xây dựng các đường băng dài đến 3km có thể cho các loại máy bay hạ cánh. Đồng thời Trung Quốc đã biến các đảo chìm được bồi đắp thành căn cứ quân sự có thể khống chế toàn bộ Biển Đông, đe dọa chủ quyền các nước trong khu vực. Việt Nam và nhiều nước đã kịch liệt phản đối, nhưng Trung Quốc đã phớt lờ, họ coi là việc đã rồi và khẳng định ưu thế của kẻ mạnh.

Gần đây, Trung Quốc được cho là đã điều động các máy xúc chân nhện để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình ở khu vực Himalaya gần biên giới chanh chấp với Ấn Độ. Máy xúc chân nhện với 4 chân thủy lực trên lốp và 2 trục mở rộng có thể đứng vững và di chuyển ở những địa hình hiểm trở, vượt qua hầm hào, suối hay leo trèo ở các địa hình gần như thẳng đứng. Đây là loại máy xúc có thể điều khiển từ xa mà không cần người lái.

Trung Quốc muốn độc chiếm dãy Himalaya nên trước đây đã chiếm nhiều vùng đất của Ấn Độ ở khu vực này. Những năm gần đây Trung Quốc tăng cường xây dựng các cơ sở hạ tầng, căn cứ quân sự dọc đường kiểm soát thực tế ở biên giới tranh chấp. Các công trình này đã dẫn đến những vụ đụng độ đẫm máu hôm 15/6/2020.

Chính báo Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng đã đưa tin quân đội Trung Quốc ngày 8/7 đã đăng tải một đoạn video cho thấy các binh sĩ Trung Quốc đang sử dụng máy xúc chân nhện để xây dựng các công trình ở  khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ.

Những hành động nêu trên cho thấy Trung Quốc càng phát triển khoa học – công nghệ càng tiên tiến thì càng gia tăng nguy cơ bất ổn không chỉ cho các nước láng giềng mà còn cho cả thế giới vì họ dùng nó cho mục đích xấu xa.
                                                                                                                                                                  H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới