Wednesday, December 25, 2024
Trang chủĐàm luậnPhải cảnh giác với TQ

Phải cảnh giác với TQ

Quan hệ Mỹ – Trung đang có những diễn biến đầy kịch tính. Một bộ phận quan chức và cựu quan chức Trung Quốc đang tìm cách hạ nhiệt bầu không khí dân tộc chủ nghĩa, diều hâu và “Chiến lang” ở nước này.

Thuật ngữ “Chiến lang” có nghĩa là gì? Theo một tờ tạp chí của Pháp,  từ này ám chỉ thành phần “Hồng vệ binh mới của ngành ngoại giao Trung Quốc”. Những Hồng vệ binh mới này được mệnh danh là “bầy sói”- tiếng Hoa là “Chiến lang”, lấy tên từ hai bộ phim hành động rất hot là Chiến lang I và Chiến lang II (công chiếu vào năm 2015 và 2017).

Từ “Chiến lang” còn được dùng để chỉ các nhà báo, các nhà nghiên cứu đại học có lời lẽ cứng rắn và mang nặng tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Bầy sói ngoại giao không chấp nhận ẩn mình chờ thời mà ngày càng tỏ ra hiếu chiến, hung hăng, nhất là trong việc thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông.

Trong một bài viết của Chu Lực – Cựu Phó ban liên lạc Đối ngoại Đảng Cộng sản trên trang web của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, ông Chu bộc lộ rõ tư tưởng, phẩm chất của “sói” già. Cụ thể ông ta nêu lên 6 thay đổi mà Trung Quốc phải chuẩn bị để ứng phó.

Một, chuẩn bị cho sự xấu đi trong quan hệ Mỹ – Trung và sự leo thang toàn diện của cuộc đấu tranh.

Hai, đối phó với sự sụt giảm nhu cầu bên ngoài và sự đứt gãy chuỗi cung.

Ba, chuẩn bị cho sự bình thường mới trong việc chung sống với đại dịch vi rút corona trong thời gian dài.

Bốn, thoát khỏi sự thống trị bá quyền của đồng đô la và dần dần hiện thực hóa việc phân ly đồng nhân dân tệ với đồng đô la.

Năm, chuẩn bị cho sự bùng nổ cuộc khủng hoảng thực phẩm toàn cầu.

Sáu, chuẩn bị cho sự ngóc đầu dậy của chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Chu Lực cũng vẽ ra bức trảnh ảm đạm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 mà nền kinh tế Trung Quốc tụt dốc thảm hại và sẽ còn phải đối mặt dài dài.  

Khác với các nhà ngoại giao, những sĩ quan diều hâu về hưu của Trung Quốc thể hiện rõ sự kiên định của mình, về hưu nhưng vẫn tiếp tục “chiến đấu” bảo vệ “lý tưởng”. Họ đã có những bài viết thái độ khác hẳn so với phong cách thường thấy khi đang tại chức. Trong hai bài viết gần đây, Thiếu tướng Kiều Lương và Đại tá Đới Húc cùng nêu những nhận định vượt ra ngoài dòng chủ lưu của bộ máy tuyên truyền Trung Quốc. Hai tác giả cho rằng, Trung Quốc chưa đủ thực lực để đối đầu với Mỹ. Bởi vậy, tư duy “chiến lang” chỉ mang đến thảm họa cho Trung Quốc.

Trong tình hình đó, các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo cao cấp Bắc Kinh tỏ ra khôn khéo hơn để dung hòa quan điểm của các nhà quân sự và ngoại giao. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành và Ngoại trưởng Vương Nghị trong tuần qua đã có những tuyên bố mềm mỏng. Thông điệp chủ đạo trong các bài phát biểu này là Trung Quốc không phải kẻ thù của Mỹ; không bao giờ ôm mộng thay thế vị trí của Mỹ (!).

Dấu hiệu này cho thấy, Bắc Kinh nhận ra họ đã đi quá xa và đang nỗ lực vạch ra đáy mới để ngăn đà rơi xuống thấp hơn nữa trong quan hệ Mỹ – Trung.  Cũng có thể đó là tín hiệu Trung Quốc giơ cành ô liu ra với Mỹ, đồng thời tìm cách hạ hỏa những cái đầu “Chiến lang”.

Chưa có đủ căn cứ để nhận định rằng gió đã đổi chiều trong cuộc đối đầu giữa phái “Chiến lang” và những thành phần ôn hòa ở Trung Quốc. Song sự xuống thang với Wasinghton là điều dễ thấy. Việc mới nhất là phản ứng yếu ớt của Bắc Kinh về lệnh trừng phạt của Mỹ liên quan đến vấn đề lợi ích cốt lõi là Tân Cương.  Cụ thể, hôm 9/7, Mỹ đã thông báo trừng phạt nhiều quan chức Trung Quốc “vi phạm nhân quyền” với dân tộc thiểu số ở Khu tự trị Tân Cương, gồm bí thư đảng ủy Trần Toàn Quốc và ba quan chức cấp cao khác.

Đó là với Mỹ, đối thủ đáng gờm nhất của Trung Quốc – kẻ đang phô trương sức mạnh trên Biển Đông. Còn “Chiến lang” thì vẫn xưng hùng xưng bá với những lời lẽ đầy ngạo mạn mang tính đe dọa đối với các nước, nhất là các nước yếu thế hơn đang có tranh chấp biển đảo ở Biển Đông. Mà không có tranh chấp thì Bắc Kinh cũng tung ra những quả tù mù có khói độc để đánh lừa dư luận quốc tế.

Mới đây Hải quân Trung Quốc thông báo  sẽ tổ tập trận chung với hải quân  Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản. Các cuộc tập trận có thể diễn ra ở vịnh Bengal vào cuối năm 2020. Đây cũng là một  hướng làm dịu không khí căng thẳng với các “Ông lớn”.

Dẫu rằng ngoại giao theo kiểu “Chiến lang” hay hạ mình ve vuốt, dường như Trung Quốc đang lúng túng, đang phạm phải những sai lầm cả về ngoại giao và quân sự. Khi luôn nuôi giấc mộng bá quyền, bất chấp luật pháp quốc tế, thì chính cái “vành đai” có thể siết cổ chính họ.

                                                                                                                                                             H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới