Thursday, December 19, 2024
Trang chủBiển nóngNga phân tích chiến lược của VN với tình hình biển Đông

Nga phân tích chiến lược của VN với tình hình biển Đông

Xin được giới thiệu bài viết của GS-TS Dmitry Mosyakov, chuyên gia Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đăng trên Tạp chí Triển vọng phương Đông về tình hình Biển Đông.

Tuần dương hạm USS Bunker Hill (phải) và tàu khu trục USS Barry xuất hiện trên Biển Đông. 

“Chúng tôi thấy rằng, với trật tự thế giới đang thay đổi, sự cạnh tranh giữa các trung tâm quyền lực hiện tiếp tục  gia tăng và cuộc chiến giành quyền lãnh đạo trong tương lai cũng vậy.

Thật không may, mối đe dọa do virus corona gây ra đã không làm giảm những căng thẳng địa chính trị này, mà còn làm trầm trọng thêm. Chúng tôi muốn nhắc lại rằng, theo quan điểm của chúng tôi, đại dịch COVID-19 đã trở thành chất xúc tác tăng tốc những thay đổi này”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói và mô tả rất chính xác về  tình hình đang diễn ra ở Biển Đông.

Và ngay cả trong quá trình virus corona lây lan trên toàn thế giới, ở mức độ này hay mức độ khác, có tác động đến tất cả các quốc gia ven Biển Đông. Tuy nhiên tình hình trong khu vực đang trở nên biến động và căng thẳng hơn.

Theo đó hành động của Washington là đặc biệt đáng chú ý khi các tàu Hải quân Mỹ, với số lượng lớn tập trung trên Biển Đông. Gần đây, với mục đích khiêu khích Trung Quốc, tàu tấn công đổ bộ USS America, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Bunker Hill và tàu khu trục USS Barry đã được tăng cường vào khu vực. Nhóm tàu này đi cùng với tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Úc HMAS Parramatta.

Trong bối cảnh căng thẳng nảy sinh do cuộc đối đầu giữa hai cường quốc toàn cầu là Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra ở Biển Đông, các chính sách mà Việt Nam, quốc gia có ảnh hưởng nhất trong khu vực, đang hướng theo và phản ứng đối với các sự kiện đang diễn ra là có ảnh hưởng quan trọng nhất.

Lập trường của Việt Nam, với quân đội hùng mạnh của mình, sẽ có tác động đáng kể đến cách thức cuộc xung đột sẽ diễn ra, và sẽ có ảnh hưởng quyết định liệu nó có dẫn đến một cuộc chiến toàn diện mới hay không.

Tuy nhiên, không thể so sánh sức mạnh của Hải quân Nhân dân Việt Nam với Hải quân Trung Quốc hay lực lượng Hải quân Mỹ. Nhưng rõ ràng, Hà Nội chắc chắn có khả năng bảo vệ lợi ích của mình và gây ra những tổn thất đáng kể cho kẻ thù, nếu cuộc xung đột vũ trang xảy ra.

Đối với chính sách liên quan đến cuộc đối đầu trên Biển Đông, lãnh đạo Việt Nam đã quyết định hành động có trách nhiệm, giữ gìn hòa bình và ổn định, bằng cách cố gắng giải quyết cuộc đối đầu đang diễn ra chỉ bằng các biện pháp hòa bình.

Trên thực tế, đó là con đường được chọn làm cơ sở cho chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Một khía cạnh quan trọng khác của chính sách đối ngoại của Hà Nội là sẵn sàng tranh thủ các đối tác ở xa, để đối đầu với kẻ thù gần hơn. Đó là một chiến lược đã có hiệu quả trong quá khứ.

Trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược trong quá khứ, người đồng minh của Việt Nam từ xa là Liên Xô, mà sau này vào năm 1979, đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Việt Nam.

Hiện Washington đang tìm cách hợp tác với quốc gia Đông Nam Á này, nơi họ đang tích cực thúc đẩy quan hệ trong lĩnh vực kinh tế và quốc phòng. Tuy nhiên, Việt Nam hiểu rõ ràng cần có những giới hạn nhất định trong sự hợp tác đó, từ góc độ duy trì sự cân bằng quyền lực và lợi ích nhất định, đóng một vai trò quan trọng đối với sách lược của Hà Nội.

Việt Nam cần phải thận trọng trong việc phát triển các mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ. Washington có khả năng lợi dụng tình hình hiện tại để tạo ra lợi thế cho mình. Đặc biệt, bằng cách gây áp lực cho các nhà lãnh đạo Đảng và Chính phủ Việt Nam phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc và hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Washington trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh.

Chính sách của Việt Nam ở Biển Đông cũng đòi hỏi sự tham gia đầy đủ của các quốc gia thành viên ASEAN, nhằm bảo đảm sự ổn định và giảm bớt biến động trong khu vực Biển Đông.

Về vấn đề này, nhiều hy vọng được đặt vào việc ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trong tương lai. Việc soạn thảo tài liệu này đã mất một thời gian dài. Và rõ ràng là do những khó khăn phức tạp gặp phải trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn luôn ủng hộ việc hoàn thành và áp dụng COC.

Hà Nội coi việc hợp tác với các quốc gia hùng mạnh khác ở châu Á và trên thế giới là rất quan trọng. Điều này cũng có thể giúp giảm bớt căng thẳng ở Biển Đông. Ở đây tôi đang đề cập đến các quốc gia như Ấn Độ, Australia, Nhật Bản và Nga, những quốc gia mà Việt Nam hiện đang có mức độ hợp tác cao.

Sự tham gia trong lĩnh vực chính trị và kinh tế của các nước trên trong tình trạng Biển Đông hiện nay có thể thúc đẩy sự cân bằng hướng tới hòa bình và ổn định.

Như chúng ta có thể thấy, các chính sách của Việt Nam ở Biển Đông theo nhiều cách là nhằm mục đích quốc tế hóa cuộc xung đột và giải quyết nó thông qua sự hợp tác với các cường quốc khu vực và toàn cầu, cũng như các tổ chức quốc tế.

Tất cả những nỗ lực này đang đóng một vai trò quyết định trong việc giữ gìn hòa bình và ngăn chặn một cuộc chiến toàn diện nổ ra trong khu vực.

Không thể không khen ngợi sự sáng suốt của lãnh đạo Việt Nam, vì sự kiên trì của họ khi tiếp tục đi theo con đường hướng tới hòa bình bất chấp mọi thách thức, như áp lực từ bên trong và khiêu khích từ bên ngoài.

Các nguyên tắc chính của chính sách này được thể hiện trong nhiều tài liệu. Chúng được mô tả rất chi tiết trong Tuyên bố chung nổi tiếng, được nêu ra vào cuối chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nga vào tháng 9/2018.

Theo tài liệu này, cả hai bên đã thống nhất trong sự tin tưởng chung rằng mọi tranh chấp, bao gồm cả lãnh thổ, biên giới của Việt Nam và các quốc gia khác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đều phải được giải quyết một cách hòa bình, mà không dùng đến vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, kể cả bằng cách thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 để hỗ trợ hòa bình và ổn định cũng như hàng hải và an toàn trên biển.

Tuyên bố chung cũng nói rằng, Nga và Việt Nam đồng tình và ủng hộ việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và khẳng định ủng hộ việc áp dụng Bộ quy tắc ứng xử này của các bên một cách hợp pháp với các tài liệu ràng buộc.

Kể từ khi đưa ra tuyên bố, nhiều sự kiện xảy ra đã làm gia tăng đáng kể sự biến động ở Biển Đông và có nguy cơ gây ra một cuộc xung đột toàn diện trong khu vực.

Mặc dù phải đối mặt với những thách thức khó khăn nhất, giới lãnh đạo Việt Nam đã cố gắng tuân thủ chính sách cốt lõi của mình là thúc đẩy hòa bình và ổn định, từ đó thể hiện cam kết đầy đủ của họ trong việc ngăn chặn xung đột, giảm căng thẳng và tìm ra giải pháp cho các tranh chấp hiện có.

Lập trường như trên giúp Việt Nam trở thành một trong những nước bảo đảm hòa bình và ổn định hiện nay ở khu vực Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới