Wednesday, December 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnÚc chặn chiến tranh 'vùng xám' của TQ

Úc chặn chiến tranh ‘vùng xám’ của TQ

Không bất ngờ khi cả Mỹ và Úc đều đưa ra chỉ trích giống nhau đối với các hoạt động phi pháp kéo dài của Bắc Kinh tại vùng biển tranh chấp sau cuộc tham vấn ngoại giao – quốc phòng giữa Mỹ và Úc (AUSMIN).

Điều này là hệ quả hợp lý từ sự hiếu chiến ngày một tăng của Trung Quốc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Một số nhà bình luận, trong đó có tôi, đã gắn mác “vũ khí hóa COVID-19”, khi Trung Quốc lợi dụng dịch bệnh và ảnh hưởng của nó tới các nước để gia tăng tham vọng bành trướng lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông, căng thẳng biên giới với Ấn Độ cũng như vấn đề Hong Kong và Đài Loan.

Các động thái ngày một hung hăng của Bắc Kinh sẽ có lúc bị phản đối và điều đó đang diễn ra: bên cạnh cuộc tập trận hải quân của các tàu hải quân Nhật, Mỹ và Úc ở vùng biển trong khu vực, chương trình tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ tại Biển Đông, cùng các cuộc tập trận của những quốc gia khác như Indonesia trong khu vực đang bắn tín hiệu cho Bắc Kinh rằng các yêu sách phi pháp của họ trên Biển Đông đã bị bác bỏ và không được chấp nhận.

Trong bối cảnh tại Úc, chúng tôi có thể thấy chính quyền Thủ tướng Scott Morrison đang chủ trương đẩy lùi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, cũng như chống lại bất kỳ biểu hiện chiến tranh không giới hạn nào của quân đội Trung Quốc nhắm vào khu vực nói chung cũng như Úc và New Zealand nói riêng.

Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đã làm xói mòn quyền tự chủ của Úc và New Zealand, vốn là điều được hiểu như thế trong vài năm qua, và chính quyền Thủ tướng Morrison đã đi đầu trong việc chống lại các hoạt động chiến tranh “vùng xám” như thế của Trung Quốc. 

Úc đã nhận lấy những kiểu chiến tranh như vậy, từ tấn công mạng, hoạt động tạo ảnh hưởng, tẩy chay thương mại, đe dọa ngoại giao cho tới gián điệp. Toàn bộ hoạt động DIMEFIL (ngoại giao, thông tin, quân sự, kinh tế, tài chính, tình báo và lực lượng thực thi pháp luật) đã nhắm tới lối sống ở Úc, chủ quyền ở Úc thông qua việc khai thác sự mong manh của một xã hội cởi mở và dân chủ.

 Chính quyền Morrison đã đẩy lùi những hành động thù địch như vậy bằng nhiều hình thức kể từ năm 2018. Đó là việc cấm công nghệ 5G của Huawei, kêu gọi cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc COVID-19, kêu gọi điều tra quốc tế về tình hình người Duy Ngô Nhĩ, cũng như kêu gọi một cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc, vốn ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của Úc.

Mối quan tâm ngày càng tăng của Úc liên quan đến Trung Quốc và nhận thức về các hoạt động thù địch do Bắc Kinh triển khai đã được phản ánh qua việc chính quyền Morrison thông qua một mức chi tiêu quốc phòng cao kỷ lục và tăng cường chi cho vấn đề an ninh mạng, đầu tư cho khả năng chống chiến thuật “vùng xám”. Những mức chi tiêu quốc phòng như vậy được tăng cường qua một phương pháp lấy ngoại giao, luật pháp quốc tế làm trọng tâm và một cách tiếp cận liên minh chiến lược.

Chúng ta đang thấy chính quyền Thủ tướng Morrison tiếp tục bám sát cách tiếp cận ấy, miễn là điều đó cần thiết và miễn là Trung Quốc quay lại dưới tư cách một đối tác tin cậy cho thương mại, hòa bình và ổn định trong khu vực.

Và để đạt được mục tiêu này, Úc và các đồng minh cần tăng cường khả năng phục hồi, đương đầu trước thái độ cưỡng bức về kinh tế, hành vi vi phạm và can thiệp chính trị của Trung Quốc dành cho chúng ta, những người đang đặt tương lai của các mối quan hệ này vào sự đoàn kết và sức mạnh.

Mỹ, Úc chọn cách tiếp cận cho khu vực

Ngoại trưởng Úc Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynolds hôm 27-7 đã tới Washington (Mỹ) cho cuộc gặp tham vấn ngoại giao – quốc phòng giữa Mỹ và Úc (AUSMIN) năm 2020, nơi họ sẽ gặp gỡ Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper.

Báo chí Úc lưu ý phía Úc đã đến Washington cho cuộc gặp trực tiếp, chứ không họp trực tuyến và chi tiết này thể hiện tầm quan trọng của AUSMIN năm nay, diễn ra vào ngày 28-7.

Trao đổi trước ngày họp, Ngoại trưởng Payne tỏ ra thận trọng và không nêu chi tiết về nội dung cuộc họp 2+2 này, chỉ khẳng định: “Trong bối cảnh khu vực ngày càng phức tạp và cạnh tranh, điều quan trọng là chúng tôi tiếp tục nỗ lực cùng nhau trong phạm vi mối quan hệ của mình. Các thảo luận tại AUSMIN 2020 sẽ đặt trọng tâm vào nỗ lực chung của hai bên hướng tới một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ổn định, rộng mở, an ninh và thịnh vượng, đặc biệt trong bối cảnh tác động của dịch bệnh COVID-19”.

RELATED ARTICLES

Tin mới