Saturday, January 11, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ đã chuẩn bị để hạ bệ đồng USD thế nào?

TQ đã chuẩn bị để hạ bệ đồng USD thế nào?

Sau khi Nga nhận đòn trừng phạt từ Mỹ thì Trung Quốc đã có những bước chuẩn bị kỹ càng để đối mặt chứ không phải tránh né đòn của Mỹ.

 Đồng nhân dân tệ đang thực sự thách thức đồng USD?

Trung Quốc đã lao vào cuộc chiến thương mại với Mỹ hơn 1 năm qua và chuẩn bị trước nguy cơ bước vào cuộc chiến mới: cuộc chiến tài chính.

Đề xuất loại bỏ Trung Quốc khỏi hệ thống thanh toán ngân hàng SWIFT (thông qua Mã định danh doanh nghiệp – Business Identifier Codes – BIC) đã bắt đầu xuất hiện ở Nghị viện Mỹ, khi những nhà lập pháp Mỹ đồng tình với quan điểm cho rằng, chính Trung Quốc là nguồn cơn khiến dịch bệnh bùng phát và phát tán sang Mỹ.

Thực tế cho thấy, việc ngắt kết nối Trung Quốc – nền kinh tế sản xuất lớn nhất thế giới – khỏi SWIFT sẽ dẫn đến sự sụp đổ tài chính toàn cầu. Bắc Kinh tham gia kinh doanh quốc tế bằng đồng USD, và cả ở nước ngoài, họ sở hữu tài sản phi tài chính với số tiền ước tính khoảng 2.000 tỷ USD.

Tuy nhiên, nếu trong bối cảnh Washington đã dùng đến chiêu thức này để khởi động cuộc đối đầu tài chính thì Trung Quốc rõ ràng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Giới quan sát cho rằng, Bắc Kinh đã chuẩn bị cho cuộc chiến này từ năm 2014, khi Nga đã phải đón lệnh trừng phạt kinh tế từ Mỹ vì sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea.

Thứ nhất, sau các sự kiện năm 2014, khi vấn đề Nga có thể bị ngắt kết nối khỏi SWIFT được đặt ra, Trung Quốc đã ra mắt hệ thống chuyển khoản ngân hàng quốc gia CIPS (Hệ thống thanh toán quốc tế Trung Quốc) vào năm 2015. Người Trung Quốc thường xuyên tận dụng các công nghệ đã được kiểm chứng, thậm chí cải tiến chúng: khi thanh toán bằng Nhân dân tệ, chi phí giảm do không cần phải chuyển đổi tiền tệ và các hoạt động khác.

Các chuyên gia lưu ý rằng không loại trừ khả năng kết nối CIPS Trung Quốc với SPFS của Nga. Nếu cần thiết, nó có thể được triển khai và sử dụng trong khuôn khổ hiệp hội không chính thức BRICS (Brazil, Russia, India, China và South Africa), nhóm chiếm khoảng 50% GDP toàn cầu.

Thứ hai, vào năm 2016, đồng Nhân dân tệ đã được đưa vào rổ quyền rút vốn đặc biệt của IMF, giúp tăng vị thế của nó như một công cụ tài chính toàn cầu.

Thứ ba, Bắc Kinh đang tích cực thúc đẩy ý tưởng về “đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số” như là một phần của tiền điện tử đầy hứa hẹn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc – DCEP (Thanh toán tiền điện tử kỹ thuật số Digital Currency Electronic Payment – DC/EP).

Thay vì dự trữ bằng đồng Nhân dân tệ, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ tính tiền kỹ thuật số của mình cho các ngân hàng thương mại. Không giống như bitcoin, đây là phiên bản điện tử của đồng tiền quốc gia Trung Quốc, được đảm bảo bởi dự trữ nhà nước.

Khách hàng sẽ có thể mở ví trong ngân hàng và sử dụng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số để thanh toán với nhau với chi phí thấp hơn và mức độ bảo mật cao, vì điều này giúp loại bỏ nguy cơ bị trừng phạt của bên thứ ba. Sáng kiến này đã gây ra mối quan tâm lớn trong Cục Dự trữ Liên bang (FED) Mỹ.

Tại Trung Quốc, việc phổ biến đồng nhân dân tệ kỹ thuật số cũng được quảng bá tích cực. Các thử nghiệm thí điểm về “đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số” đã được tổ chức tại bốn thành phố lớn của Trung Quốc và sẽ ra mắt thế giới vào dịp diễn ra Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới