Thursday, November 21, 2024
Trang chủĐiểm tinTQ xâm nhập nghiêm trọng Liên Hợp Quốc, Nghị viện Mỹ đề...

TQ xâm nhập nghiêm trọng Liên Hợp Quốc, Nghị viện Mỹ đề xuất dự luật cải tổ

Để đối phó với sự xâm nhập nghiêm trọng của ĐCSTQ vào các tổ chức Liên hợp quốc, các nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ hôm thứ Sáu (7/8) đã đề xuất một dự luật cải tổ nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Mỹ trong tổ chức quốc tế này. Trước đây, có hai thượng nghị sĩ của Thượng viện Hoa Kỳ cũng từng đề xuất một dự luật đánh giá các hoạt động của ĐCSTQ tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác, theo Epoch Times.

Ảnh minh họa

Hôm thứ Sáu, Dân biểu Michael McCaul, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và Chủ tịch Nhóm Công tác Trung Quốc của Hạ viện, đã đề xuất “Đạo luật Minh bạch và Trách nhiệm giải trình năm 2020 về Liên Hợp quốc (United Nations Transparency and Accountability Act of 2020)”.

Dự luật yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ chỉ đích danh các quốc gia thành viên được xác định có hành vi gây ảnh hưởng xấu và vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, và ủy quyền cho Tổng thống Mỹ chỉ định các quốc gia thành viên này là “tác nhân gây độc hại toàn cầu”, nhằm chống lại các hành vi xấu trong hệ thống Liên hợp quốc, đi ngược lại tiêu chí và hoạt động của tổ chức này.

Dân biểu McCall từ bang Texas chỉ trích ĐCSTQ và các tác nhân độc hại khác đã thâm nhập vào hệ thống Liên Hợp Quốc trong nhiều năm nhằm đạt được các mục đích riêng của họ. Dự luật này sẽ khởi động những cải cách quan trọng, tăng cường tính minh bạch, đảm bảo chính phủ Mỹ có các nguồn lực và nhân sự cần thiết, đồng thời đảm bảo tốt hơn trách nhiệm giải trình trong khối Liên hợp quốc.

Ông nhấn mạnh, “Việc thực thi các biện pháp chống lại những nhân tố cố gắng phá hoại mục đích thành lập Liên Hợp Quốc là rất quan trọng. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề quốc tế theo cách tốt nhất”.

Dự luật cũng yêu cầu mở rộng “Đơn vị công dân Hoa Kỳ” tại Liên hợp quốc thành các “Văn phòng Công dân Hoa Kỳ”, nhằm thúc đẩy sự tham gia sâu rộng của công dân tại tất cả các cơ quan và chi nhánh của tổ chức quốc tế này, hỗ trợ công dân Mỹ trở thành lãnh đạo của các tổ chức quốc tế thuộc khối. Dự luật cũng yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ gia tăng số viên chức chuyên môn trẻ lên 50%.

Cùng lúc, dự luật cũng yêu cầu tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của hệ thống hội phí. Trong tương lai, việc Mỹ nộp hội phí lên Liên Hợp quốc phải được công khai trên Internet trong vòng 2 tuần sau khi đệ trình lên Nghị viện để lấy ý kiến ​​công khai.

Tháng 9 năm ngoái, hai thượng nghị sĩ Todd Young và Jeff Merkley của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ cũng đã đệ trình một dự luật yêu cầu Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia đánh giá các hoạt động của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác.

Tạp chí Người Mỹ Mới (The New American) trước đó đã đăng một bài báo nhận định ĐCSTQ đã vươn xúc tu đến nhiều cơ quan trong Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác, đồng thời yêu cầu tất cả các quan chức ĐCSTQ phục vụ trong các tổ chức quốc tế phải chắc chắn tuân thủ mệnh lệnh của ĐCSTQ. Tờ Epoch Times bình luận, rõ ràng điều này đi ngược lại “quy tắc nghề nghiệp” của các tổ chức quốc tế.

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News hồi tháng 4, Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro chỉ ra ĐCSTQ đã nắm quyền kiểm soát 1/3 số cơ quan trong Liên Hợp Quốc.

Ông nói rằng trong vòng mười năm qua, chính quyền Bắc Kinh đã rất nỗ lực kiểm soát các thể chế này bằng cách bầu người của họ vào làm các lãnh đạo cao nhất. Họ cũng đã tác động và kiểm soát các tổ chức trực thuộc khác thông qua những lãnh đạo bị mua chuộc, ví như Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros, cùng một số lãnh đạo ở cấp khu vực.

Trong đợt dịch viêm phổi Vũ Hán, WHO đã thông đồng với Bắc Kinh giấu dịch, góp phần khiến dịch bệnh cục bộ tại đại lục lan rộng ra khắp thế giới, trở thành đại dịch toàn cầu. Hồi tháng 7, chính quyền Tổng thống Trump đã chính thức đưa Mỹ ra khỏi WHO.

Ông Navarro tiết lộ chính quyền ĐCSTQ đã kiểm soát 5 trong tổng số 15 cơ sở trực thuộc.

15 cơ quan chính của Liên Hợp Quốc là: Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế, Tổ chức lao động quốc tế, Tổ chức hàng hải quốc tế, Quỹ tiền tệ quốc tế, Liên minh viễn thông quốc tế, UNESCO, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc, Liên minh Bưu chính Thế giới, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, Tổ chức Khí tượng Thế giới, Tổ chức Du lịch Thế giới.

Navarro cho biết ĐCSTQ đã bổ nhiệm các quan chức ĐCSTQ làm lãnh đạo cao nhất của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, Tổ chức Hàng không Dân dụng, Liên minh Viễn thông và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc.

Qu Dongyu là Tổng Giám đốc Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc,. Ông này nguyên là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.

Liu Fang hiện là Tổng thư ký của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Trước ông này từng là Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế của Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc.

Houlin Zhao, Tổng thư ký đương nhiệm của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), trước đây từng phục vụ trong Bộ Bưu chính Viễn thông Trung Quốc. Ông được Bắc Kinh giới thiệu vào ITU trong nhiều năm cho đến khi đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký.

Tổng giám đốc Li Yong của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc hiện nay (United Nations Industrial Development Organization, viết tắt UNIDO), trước từng là Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc.

Thậm chí, nhiều tổ chức quốc tế thiết yếu chưa bị Trung Quốc thâu tóm nhưng các vị trí lãnh đạo quan trọng đều có người của ĐCSTQ đảm nhiệm. 

Sau khi bị thâu tóm, các tổ chức quốc tế này đã giúp ĐCSTQ thực hiện các chính sách của Bắc Kinh, giành lấy các lợi ích chính trị, quân sự và kinh tế cho ĐCSTQ, phá hoại các giải pháp đa phương đối với các thách thức toàn cầu. Những thách thức này bao gồm các hành vi vi phạm nhân quyền, phổ biến vũ khí hạt nhân, đại dịch, khủng hoảng kinh tế thế giới.

RELATED ARTICLES

100 COMMENTS

Comments are closed.

Tin mới