Trung Quốc đang triển khai hàng loạt khí tài, vũ khí bao gồm phương tiện đổ bộ tấn công, tên lửa nhằm vào Đài Loan giữa lúc quan hệ 2 bên căng thẳng.
Trung Quốc đang triển khai hàng loạt khí tài, vũ khí bao gồm phương tiện đổ bộ tấn công, tên lửa nhằm vào Đài Loan giữa lúc quan hệ 2 bên căng thẳng.
Những ngày qua, truyền thông quốc tế đưa tin giữa lúc căng thẳng leo thang quanh eo biển Đài Loan, Bắc Kinh được cho là đã điều động nhiều loại vũ khí khiến Đài Bắc lo ngại.
Cụ thể, tờ South China Morning Post đưa tin hình ảnh vệ tinh cho thấy xe bọc thép đổ bộ Type-05, các hệ thống tên lửa PHL-16 và PCL-191 đã được điều động đến chiến khu miền Đông vốn phụ trách khu vực eo biển Đài Loan. Đây là các loại vũ khí được giới chuyên gia đánh giá có tính đe dọa cao nhằm vào Đài Bắc.
Đổ bộ từ biển
Hình ảnh vệ tinh về xe bọc thép đổ bộ Type-05 Ảnh chụp màn hình SCMP |
Xe bọc thép đổ bộ Type-05 là phương tiện đổ bộ hiện đại được Trung Quốc đẩy mạnh phát triển trong thời gian qua với 2 phiên bản ZBD-05 và ZTD-05. Mỗi chiếc Type-05 chở được 8 binh sĩ và có khả năng di chuyển ở tốc độ 65 km/giờ trên bộ, còn dưới nước đạt gần 30 km/giờ, tầm hoạt động lên đến 500 km.
Về hỏa lực, xe bọc thép Type-05 thường được trang bị pháo chính 30 mm, nhưng cũng có phiên bản tích hợp pháo 105 mm, và trong một số trường hợp có thể được trang bị tên lửa chống tăng HJ-8 với tầm bắn lên đến 3-4 km. Phụ trợ cho pháo chính, dòng xe bọc thép này còn có súng máy 12,7 mm, súng máy cỡ nhỏ.
Để vận chuyển xe bọc thép Type-05 tiếp cận mục tiêu đổ bộ, Trung Quốc hiện sử dụng các loại tàu đổ bộ Type-071, Type-072 và Type-075. Đến nay, tàu độ bộ tấn công Type-075 vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhưng tàu vận tải đổ bộ Type-071 và tàu đổ bộ Type-072 đã được đưa vào vận hành từ lâu. Chính vì thế, việc triển khai xe bọc thép đổ bộ tấn công Type-05 hướng đến Đài Loan hoàn toàn nằm trong năng lực của Bắc Kinh.
Sức mạnh tên lửa
Một mối đe dọa khác từ Bắc Kinh mà Đài Bắc đang đối mặt là lực lượng tên lửa. Điển hình với PHL-16 và PCL-191 được triển khai ở Chiến khu miền Đông của Trung Quốc đều có khả năng tấn công Đài Loan.
Hình ảnh vệ tinh về hệ thống tên lửa PCL-191 Ảnh chụp màn hình SCMP |
Trong đó, PCL-191 là hệ thống phóng đa nòng với một phương tiện vận chuyển có thể được trang bị 8 ống phóng loại tên lửa 370 mm có tầm bắn 350 km, hoặc 2 ống phóng tên lửa 750 mm tầm bắn lên đến 500 km. Khoảng cách 2 bờ eo biển Đài Loan chỉ 180 km, nên PCL-191 có thể tấn công nhiều điểm ở đảo Đài Loan và trở thành một mối đe dọa lớn cho Đài Bắc.
Còn hệ thống PHL-16 thì có thể khai hỏa tên lửa 370 mm với tầm bắn tối đa lên đến 220 km, nên cũng hoàn toàn đủ sức tấn công một số địa điểm của chính quyền Đài Loan. Một số phiên bản PHL-16 còn có thể khai hỏa tên lửa đạt tầm bắn đến 290 km nên khả năng tấn công còn lớn hơn.
Việc sử dụng tên lửa tấn công được đánh giá cao về thời gian triển khai tác chiến cũng như giảm thiểu rủi ro nhân mạng so với việc tổ chức lực lượng binh sĩ đổ bộ. Thông thường, tên lửa sẽ là vũ khí mở đường cho quá trình đổ bộ tấn công.
Không – hải quân phối hợp
Ngoài ra, thời gian qua, Trung Quốc cũng thường xuyên tiến hành các hoạt động quân sự “nắn gân” Đài Loan. Giữa tháng 3, Đài Loan đã điều động máy bay chiến đấu để can thiệp, ngăn chặn một cuộc tập trận không quân Trung Quốc thực hiện ở gần đảo Đài Loan. Cuộc tập trận của Trung Quốc có sự tham gia của các tiêm kích J-11 và máy bay cảnh báo sớm KJ-500.
Tiêm kích F-16 của Đài Loan trong một lần ngăn chặn máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc AFP |
Trước đó, vào tháng 2, Đài Bắc cũng từng điều chiến đấu cơ ngăn chặn Bắc Kinh triển khai máy bay ném bom H-6 tập trận gần đảo Đài Loan.
Về hải quân, đầu tháng 4, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã lần lượt vượt qua eo biển Miyako, eo Ba Sĩ trước khi tiến vào Biển Đông. Hải trình của nhóm tác chiến này khá gần Đài Loan nên cũng ẩn chứa thông điệp răn đe nhằm vào Đài Bắc.
Chính vì thế, thực tế năng lực tấn công của Trung Quốc đại lục đối với Đài Loan còn bao gồm cả quy mô tổng lực phối hợp không – hải quân hùng hậu