Saturday, September 28, 2024
Trang chủGóc nhìn mới“Mớ rau” – ngón đòn độc

“Mớ rau” – ngón đòn độc

Cay cú với giải thích của PCA, Trung Quốc muốn chứng minh ngược lại. Và câu chuyện “mớ rau” được họ cố công tạo ra bằng được, tuyên truyền om sòm, nhằm khẳng định trên đảo Phú Lâm không chỉ người mà cả… rau cũng có thể sinh sống, phát triển.

Ảnh: Rau xanh Phú Lâm – ngón đòn độc của Trung Quốc

Nói ngay, việc này không liên quan thứ rau “không sạch” khiến người tiêu dùng khiếp sợ, phải tháo chạy hiện nay.

Từ ngày 19/5/2020, Thời báo Hoàn Cầu – thuộc Nhân dân nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã thông tin hải quân nước này thu hoạch được 750kg rau xanh tại đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép năm 1974). Hoàn Cầu hoan hỷ khẳng định: đây là thành công lớn – kết quả thí nghiệm canh tác trên bề mặt cát, theo cách trộn lẫn dung dịch cellulose với cát để biến thành đất trồng trọt. Trung Quốc tuyên bố hình thức canh tác trên có thể giúp binh sĩ nước này đồn trú trên đảo Phú Lâm giải quyết nhu cầu rau tươi tại chỗ, thay vì phải chở từ đất liền ra, hoặc trồng trong nhà kính với đầu tư tốn kém.

Sau đợt đưa tin ồ ạt, bất chấp sự lật tẩy, phê phán của Việt Nam và dư luận, câu chuyện về rau này, thi thoảng, lại được hệ thống truyền thông đồ sộ của Trung Quốc làm ầm ĩ, om sòm trở lại, cứ như sợ thiên hạ quên vậy.

Chơi với Trung Quốc, ai cũng hiểu, họ “thâm” như thế nào. Câu chuyện “mớ rau” có thể coi là thí dụ điển hình. Rõ là chuyện “mớ rau” trồng được trong điều kiện thổ nhưỡng khô cằn, khắc nghiệt đảo Phú Lâm chỉ là cái cớ.

Vấn đề ở đây là, Trung Quốc muốn từ chuyện trồng rau để nhắm đến các mục tiêu:

Thứ nhất, chẳng phải ngẫu nhiên, Trung Quốc tung chuyện “mớ rau” trước thời điểm 4 năm Tòa trọng tài thường trực (PCA) thành lập theo Phụ lục VII Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” trong vụ kiện của Philippinese đối với Trung Quốc (12/7/2016).

Phán quyết của PCA đã khẳng định: Không một thực thể nào trên quần đảo tranh chấp Trường Sa có thể tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý do không thể duy trì sự sống của con người hay đời sống kinh tế một cách độc lập. Thay vào đó, các thực thể này được xác định là các đá.

Ứng vào điều kiện như giải thích của PCA, nhiều chuyên gia cho rằng: đảo Phú Lâm cần được coi là đá.

Cay cú với các giải thích của PCA, Trung Quốc muốn chứng minh ngược lại. Và câu chuyện mớ rau được họ cố công tạo ra bằng được, nhằm khẳng định đảo Phú Lâm là có thể cư trú; những người sinh sống trên đó có thể tự túc và phát triển đời sống kinh tế độc lập – khác hẳn với nhận định, phán xét của PCA.

Thứ hai, với Bắc Kinh ý nghĩa của “mớ rau” còn lớn hơn nhiều, ở chỗ nó là nỗ lực khác trong chiến thuật “dân sự hóa” các tranh chấp mà họ ngày càng gia tăng sử dụng trong nhiều năm qua trên đảo Phú Lâm (cũng như trên Biển Đông): năm 2012: lập thành phố Tam Sa; năm 2013, tổ chức để khách du lịch thăm Hoàng Sa; tháng 6/2014: xây dựng trường mẫu giáo và trường tiểu học tại nơi họ chiếm đóng trái phép này.

Thứ ba, một cách tinh quái, Trung Quốc không thể không để ý Philippinese đang “xoắn xuýt” với mình, bỗng có ý ngả sang Mỹ. Điều đó thể hiện qua việc chỉ sau 4 tháng thông báo từ bỏ Thỏa thuận các Lực lượng viếng thăm (VFA) năm 1998 với Mỹ (VFA), đầu tháng 6, tổng thống Philippinese, ông Rodrigo Duterte, lại bất ngờ rút lại tuyên bố này.

Từ sự “lá mặt lá trái” nêu trên (theo đánh giá của Bắc Kinh), lường trước tình huống tiếp theo Malina sẽ làm nóng lại phán quyết của PCA nhân 4 năm sự kiện (quả nhiên, dự đoán này là đúng), Bắc Kinh đã chủ động ra trước cả tá đòn phản kích, trong đó câu chuyện “mớ rau xanh” trên đảo Phú Lâm, được Bắc Kinh kỳ công thổi phồng, làm rùm beng và khai thác như một ngón đòn độc, trong những ngày qua.

RELATED ARTICLES

Tin mới