Sunday, November 24, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiCần thận trọng với Hiệp định Thương mại Việt-Trung

Cần thận trọng với Hiệp định Thương mại Việt-Trung

Việc ký Hiệp định Biên giới Việt – Trung và Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã được nói và phân tích rất nhiều; các chuyên gia và những người trực tiếp tham gia 2 sự kiện này đều đồng nhất, rằng đây là những bước đi thận trọng, được cân nhắc rất kỹ lưỡng đảm bảo an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi hợp pháp của Việt Nam.

Xây dựng đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc hòa bình

Tuy vậy, gần đây vẫn có những ý kiến cho rằng chúng ta nhượng bộ, mất đất; chậm ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ làm mất thời cơ hội nhập, phát triển. Bài viết của Đại tá Nguyễn Đăng Tấn, nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Quốc phòng), nguyên cán bộ Bộ phận A47 một lần nữa khẳng định các bước đi của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn.

Tôi từ Viện nghiên cứu chiến lược ra công tác tại A47 khi Đảng ta vừa thông qua “Chiến lược An ninh quốc gia”. Đây là lần đầu tiên Đảng ra Nghị quyết chuyên về vấn đề này.

“Chiến lược An ninh quốc gia” cần có một bộ phận chuyên trách nên bước đầu tập hợp một số cán bộ của các bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao thành bộ phận A47 để nghiên cứu về cơ cấu tổ chức.

Bộ phận đó trực tiếp phụ trách là ông Nguyễn Đình Hương và chỉ đạo là ông Lê Khả Phiêu khi đó là Tổng Bí thư

Những năm đó cuộc khủng hoảng tài chính châu Á kéo dài ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trong nước. An ninh chính trị nội bộ không được thuận lợi. Các vụ biểu tình khiếu kiện lan rộng, nổi lên là các huyện ở Thái Bình.

Mặc dù có nhiều yếu tố không thuận lợi nhưng kinh tế trong nước vẫn phát triển ổn định, Việt Nam đã chuyển vị thế từ nước kém phát triển sang nhóm nước đang phát triển,..dự trữ ngoại tệ trong nước tăng cao.

Lúc đó có 2 nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải ký được hiệp định Biên giới Việt – Trung và Hiệp ước thương mại Mỹ – Việt.

Về Hiệp định Biên giới Việt – Trung.

Theo ông Trần Công Trục lúc đó là trưởng Ban biên giới Chính phú, để có được cơ sở pháp lý cho việc đàm phám hai bên phải thống nhất biên giới hai nước phải dùng bản đồ nào để phân định? Và cuối cùng đã thống nhất là dùng Công ước Pháp – Thanh 1887, 1895 là cơ sở pháp lý rõ ràng nhất, hiện đại nhất. Đây có thể dùng làm cơ sở để tiếp tục đàm phán, tiến tới hoạch định, đàm phán và xác lập đường biên giới chính thức, cụ thể, chính xác theo tiêu chuẩn quốc tế. Khi đã chấp nhận được nguyên tắc đầu tiên này, hai bên mới tiến hành ký kết thỏa thuận về nguyên tắc đàm phán thì cả hai bên phải tuân thủ.

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch phát biểu với một số nhà báo tối 4/2/1994, tại một sự kiện
được tổ chức tại Hà Nội nhân việc Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam

Thật ra Công ước Pháp – Thanh và những mốc biên giới đã cắm từ lâu, theo lịch sử đã có sự xê dịch và có nhiều mốc đã không còn. Trải qua năm tháng có lúc hai bên bà con hữu hảo còn làm nương lấn sang nhau. Lại có những cột mốc đã bị di dời do nhiều lý do. Đặc biệt sau này dân TQ thường lợi dung để di dời cột mốc sâu vào đất ta.

Hai bên sau khi đối chiều bản đồ, nếu những cột mốc, những vùng đất đã thống nhất thì mọi chuyện dễ dàng. Còn lại những vùng đất hai bên không thống nhất được mới đi đến đàm phán. Trong đàm phán cái nào dễ thì đàm phán trước, khó thì đàm phán sau và những nơi “nhạy cảm” thì để sau cùng. Vùng đất mà hai bên còn ý kiến khác nhau lên đến hàng mấy trăm km2. 

Từ năm 1993 đến 1999, về đàm phán trên bộ đã có 7 vòng đàm phán cấp Chính phủ, 16 vòng đàm phán cấp chuyên viên, 3 vòng Nhóm soạn thảo Hiệp ước.

Chúng tôi lúc đó công tác tại Bộ Quốc phòng là những người có nhiệm vụ theo dõi các cuộc đàm phán. Đây là bộ phận chuyên nghiên cứu tình hình trên bàn đàm phán, nghiên cứu tài liệu để đối chiếu kết quả đạt được, dư luận trong và ngoài nước…từ đó đưa ra đánh giá nhận định, tham mưu cho lãnh đạo.

Theo Tiến sĩ Hoàng Trọng Lập lúc đó là Phó Ban Biên giới Chính phủ trưởng đoàn đàm phán cấp chuyên viên, cuộc đàm phán có sự chỉ đạo rất chặt chẽ. Trưởng Đoàn đàm phán cấp Chính phủ là thứ trưởng Vũ Khoan. Và vào giai đoạn cuối, đàm phán diễn ra căng thẳng, với mật độ dày đặc. Nhóm Công tác Liên hợp về biên giới trên bộ của Việt Nam gồm các cán bộ cấp vụ và chuyên gia của các Bộ ngành Ngoại giao, Quốc phòng, Biên giới, Công an, Biên phòng, Địa chính, Nông nghiệp, Đại diện lãnh đạo các tỉnh biên giới Việt – Trung v.v.

Càng gần đến ngày ký Hiệp ước, các vòng đàm phán càng diễn ra dài hơn, căng thẳng hơn. Vòng đàm phán cuối cùng còn 7 khu vực quan trọng như Cửa khẩu Hữu Nghị, thác Bản Giốc, cửa sông Bắc Luân… vẫn chưa giải quyết được, đoàn chuyên viên Việt Nam giữ nguyên phương án của mình báo cáo Đoàn đàm phán Chính phủ.

Như vậy việc đàm phán biên giới diễn ra trong nhiều năm với sự tham gia của nhiều cấp, có tham khảo cả chính quyền địa phương và người dân ở thực địa v.v.

Theo ông Phạm Thế Duyệt, lúc đó là Thường vụ thường trực Bộ Chính trị, ông Duyệt cho rằng: Thời gian gặp rất nhiều khó khăn phải giải quyết một vấn đề có tính lịch sử, chịu trách nhiệm trước lịch sử.

Ông đánh giá về ông Lê Khả Phiêu, nếu không có thái độ xử lý dứt khoát thì làm sao đất nước yên bình, ổn định được. Anh Phiêu có quan điểm rất rõ ràng, lúc ấy các đồng chí Cố vấn cũng rất đồng tình, đưa ra Bộ Chính trị, đưa ra Ban Chấp hành Trung ương bàn đều thống nhất phải sớm ký kết Hiệp định biên giới với Trung Quốc, giải quyết việc cắm mốc biên giới.

Chúng tôi vẫn nhớ những vị trí quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, ý nghĩa về lịch sử đàm phán không phải một vài lần là xong, có vị trí đàm phán ròng rã hàng năm trời. Thác Bản Giốc, cửa Hữu nghị quan, Bãi Tục Lãm là 3 nơi mà sự giằng co quyết liệt nhất. Chúng tôi tập hợp thông tin cả thực tế, dư luận, đánh giá và gửi lên lãnh đạo để tham khảo.

Về vấn đề này ông Phạm Thế Duyệt cho rằng: Những chỗ khó khăn như là bãi Tục Lãm hay là Thác Bản Giốc mà sau này dư luận hay bàn tán thì cũng đều được bàn rất kỹ lưỡng, có những lúc còn có những ý kiến băn khoăn thắc mắc trong nội bộ Trung ương thì anh Phiêu giao cho tôi mời các đồng chí lãnh đạo các tỉnh biên giới về Hà Nội họp để trao đổi thẳng thắn, trình bày rõ với Trung ương, phương án xử lý phải thế này thế kia, nó có cơ sở pháp lý, có đạo lý, trên nguyên tắc độc lập chủ quyền và vẹn toàn lãnh thổ được đặt lên cao nhất. Không có chuyện thiếu cẩn thận hay không cương quyết bảo vệ chủ quyền của quốc gia như nhiều ý kiến sau này phán xét.

Cho đến nay viêc ký kết Hiệp định biên giới Việt – Trung và tiếp theo là Vịnh Bắc bộ là một thắng lợi đảm bảo cho đất nước được bình yên, tập trung vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Việc ký kết sau này đã được đoàn đàm phán báo cáo Quốc hội. Theo Tiến sĩ Hoàng Trọng Luật, người báo cáo về việc ký kết Hiệp định trước Quốc hội thì nhiều đại biểu hỏi và đoàn đàm phán đã trả lời một cách rõ ràng khoa học và thuyết phục, được các đại biểu đồng tình.

Sau này bọn phản động nước ngoài lu loa rằng ta đã phải nhượng cho Trung Quốc mấy trăm km2, số km2 đó còn lớn hơn diện tích hai bên khi đối chiếu bản đồ chưa thống nhất thì là cả là câu chuyên nực cười. Thực chất sau khi đối chiếu bản đồ giữa ta và Trung Quốc, số lệch nhau chỉ 227 km2 và khi ký kết hai bên đã thống nhất: Việt Nam 113km2, Trung Quốc 114 km2.

Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

Đây là Hiệp định cũng còn nhiều ý kiến khác nhau, không phải là ý kiến về nội dung Hiệp định mà là thời gian chậm ký. Họ cho rằng lùi gần hai năm mà những điều đạt được không được bao nhiêu trong khi Việt Nam mất cơ hội…

Như phần trên, lúc đó đang công tác tại Viện Nghiên cứu chiến lược của Bộ Quốc phòng, chúng tôi là bộ phận chuyên theo dõi về việc đàm phán. Cũng như Hiệp định Biên giới Viêt – Trung, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ cũng đàm phán nhiều năm, qua nhiều vòng rất quyết liệt.

Việt Nam có nhiều bộ phận, nhiều chuyên gia giỏi về kinh tế, có kinh nghiệm đàm phán tham gia. Phải thừa nhận rằng cho đến những ngày cuối chuẩn bị ký, các điều khoản hầu như đều được thống nhất. Duy nhất có những điều khoản liên quan đến an ninh quốc gia, an ninh tiền tệ vẫn còn có ý kiến khác nhau về tỷ lệ góp vốn.

Để đảm bảo cho thật khách quan trước khi ký, những người có trách nhiệm cao nhất đã thống nhất cần phải lấy ý kiến 3 bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao. Cụ thể các bộ phải tổ chức nghiên cứu Hiệp định, hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia.

Riêng Bô Quốc phòng giao cho Viện nghiên cứu chiến lược nghiên cứu và tổ chức Hội thảo. Các ý kiến đều thống nhất cần hạ thấp tỷ lệ góp vốn phía Mỹ với tỷ lệ 49/51 để đảm bảo an ninh. Một số điều khoản khác cũng cần cân nhắc. Và cuối cùng là báo cáo đề xuất ý kiến: Ký hay chưa ký, chưa ký thì đàm phán thêm những nội dung gì? Trong 3 bộ được hỏi ý kiến thì có đến 2 bộ là đồng ý tạm dừng việc ký kết để đàm phán thêm một số nội dung. Cuối cùng Bộ Chính trị đồng ý tạm dừng ký hiệp định

Thật ra điều kiện lúc đó chúng ta mới hội nhập với thế giới, một số lĩnh vực quan trọng như: An ninh tiền tệ, an ninh internet, lĩnh vực chứng khoán…còn rất mới mẻ. Việc hội thảo khoa học, lấy ý kiến chuyên gia cũng là điều hết sức đúng đắn và cần thiết khi đã có nội dung dự thảo để chuẩn bị ký. Đây là phát huy trí tuệ để tạo nên sức mạnh

Đánh giá về việc này ông Phạm Thế Duyệt nhận định: “Tổng Bí thư phải lắng nghe ý kiến của các bộ ngành, của Chính phủ để có đủ cơ sở đưa ra chủ trương. Cho nên chỉ trong một thời gian không lâu chúng ta vượt qua được khủng hoảng kinh tế đưa kinh tế đất nước phát triển, năm 2000 ký Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ. Cái đó không thể không kể đến công lao của đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, không thể xem nhẹ công lao của anh Phiêu được”.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong buổi lễ trao tặng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá: Trên cương vị là Tổng Bí thư, đồng chí đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đạt nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới