Friday, January 10, 2025
Trang chủThâm cung bí sửVì sao ĐCSTQ cương quyết chặt đứt long mạch của Trung Hoa?

Vì sao ĐCSTQ cương quyết chặt đứt long mạch của Trung Hoa?

Trong văn hóa truyền thống của Trung Hoa, sự ảnh hưởng và tác động của địa lý phong thủy trên thực tế đã vượt qua không gian mà mắt thường có thể nhìn thấy. Thật ra trong các núi cao sông lớn đều có Sơn Thần, Hà Thần duy trì môi trường tự nhiên mà con người đang sinh sống. Mỗi một sự biến động của địa chất, địa mạo cũng có nghĩa là ứng với sự thay đổi của các vị Thần trong không gian khác.

Ảnh minh họa

Trận đại hồng thủy xảy ra trên toàn thế giới khoảng hơn 4000 năm trước đã nhấn chìm toàn bộ lục địa ở độ cao dưới 2000 mét. Khu vực Châu Á, cao nguyên Thanh Tạng và dãy núi Côn Lôn giống như những đảo hoang, xung quanh toàn là nước, nước này không giống như nước sông, nước biển. Nước này gọi là “nhược thủy”, con người rơi xuống là sẽ chết đuối ngay lập tức. Đây chính là ý nghĩa thật sự của “nhược thủy tam thiên”. Chương “Phượng Lân Châu” của “Hải Nội Thập Châu Ký” chép rằng: “Phượng Lân Châu nằm ở trung tâm Tây Hải, chu vi một ngàn năm trăm dặm, xung quanh Châu có nhược thủy bao vây, lông vũ không nổi lên, cũng không bơi qua được”.

Về mặt vật lý thì nhược thủy có lực nổi rất nhỏ, trên thực tế ở một không gian khác có một loại yêu quá đang tác quái, gọi là “võng lượng”, được miêu tả là một dạng yêu quái có hình dáng giống một cái chân, Trung Quốc thời xưa còn gọi là “Quỳ”, thật ra nó chính là cổ xà (rắn cổ đại). Trong chương “Đại hoang đông kinh” của “Sơn Hải Kinh” cũng miêu tả rằng: “Trong đông hải có Lưu Ba Sơn, xuống biển bảy ngàn dặm. Trên đó có loài thú, hình dạng như con trâu, thân sẫm màu nhưng không có sừng, một chân, lên xuống nước thì mưa bão, ánh sáng của nó như nhật nguyệt, tiếng của nó như sấm đánh, tên của nó là Quỳ. Hoàng đế bắt được nó, lấy da nó làm trống, dùng xương nó làm dùi trống, âm thanh vang khắp năm trăm dặm, để thị uy với thiên hạ”. Quyển thứ 16 trong “Sưu Thần Ký” của Can Bảo thời nhà Tấn chép: “Ngày xưa Chuyên Húc thị có ba người con trai, sau khi chết họ trở thành dịch quỷ. Một người sống ở nước sông làm ngược quỷ; một người sống ở nhược thủy là quỷ võng lượng; một người sống trong nhà con người, chuyên hù dọa con nít là tiểu quỷ”.

“Cửu Châu Thanh Hành Truyện” nói rằng nơi có nhược thủy lớn nhất là Dạ Chiểu (đầm lầy đêm), vạn vật không sống nổi, Dạ Chiểu chỉ có trăn đất và chim trời. Xem đến đây thì ra con “võng lượng” này có liên quan đến dịch quỷ (yêu quái gây dịch bệnh cho con người). Điều này gợi nên những truyền thuyết nhân gian liên quan đến Hoàng Hà và sông Dương Tử.

Hai con rồng ở Hoàng Hà và Dương Tử

Sau trận đại hồng thủy, sơn hình địa mạo đã biến đổi, rất bất lợi cho cuộc sống của con người. Vì vậy mà Đại Vũ đã ra tay trị thủy: “Dẫn nhược thủy vào núi Hợp Lê, hạ nguồn chảy ra sa mạc” (trích trong “Vũ Cống – Thượng Thư”). Dân tộc Hoa Hạ bắt đầu phát triển về phía đông, đây là phương diện do con người làm. Thật ra là Thần đã tạo ra môi trường sống mới cho con dân Thần Châu cho đến tận ngày nay. Những vị Thần tham gia vào việc này gồm có Hoàng Long (rồng vàng) và Thanh Long (rồng xanh). Nhược thủy nằm ở Tây bộ: “Phía tây nước Đại Tần có nhược thủy, cát lún, gần phía tây là nơi cư ngụ của Vương Mẫu” (trích trong quyển “Tây Vực Truyện” của Hậu Hán Thư). Cứ đi xa mãi về phía tây thì chính là Lưu Sa Hà nơi mà Đường Tăng đã thu nhận Sa Tăng trên đường đi thỉnh kinh. Trong “Tây Du Ký” tả về Lưu Sa Hà như sau: “Lưu Sa tám trăm rộng, nước yếu sâu ba ngàn. Lông vũ không nổi được, hoa lau cũng phải chìm”.

Nếu không còn nhược thủy, thì võng lượng cũng không còn chỗ trú ngụ nữa, vì vậy mà có cuộc chiến chính tà, còn gọi là long chiến giữa Thanh Long và Hoàng Long với quỷ võng lượng. Do không có bản văn chi tiết nguyên thủy ghi chép để lại, nên các phiên bản được lưu truyền trong dân gian ngày nay đều không giống nhau. Dưới đây là một đoạn miêu tả khá sinh động như vậy:

Không bao lâu, Thanh Long và Hoàng Long điều tra được thì ra là võng lượng có thể sử dụng ma lực để khiến trong lòng mỗi một người đều chứa một loại “lệ hỏa”, làm hại lẫn nhau, quấy nhiễu nhân gian, vì vậy rất nhiều người đều sùng bái nó và đi theo nó. Những người này mắc một loại bệnh gọi là “yểm”. Đó là oán hận của một đám đông chết thảm hóa thành ác yểm để điều khiển người khác. Chỉ có hãm hại người khác, hoặc là làm chuyện hại người lợi mình thì mới có thể giảm cơn đau. Dân gian có câu là “cửu ma nhất yểm”, ví ác yểm còn hung ác hơn chín con quỷ.

Thanh Long và Hoàng Long quyết tâm giúp con người tiêu diệt ác ma, chỉnh đốn lại chính đạo của nhân gian. Họ biến thành hai đạo y, lấy danh nghĩa chữa bệnh trừ tà để loại bỏ tâm bệnh quái ác của con người. Họ cho con người uống chu sa, trân châu, rong biển, dạy con người niệm câu chú trừ khử “lệ hỏa”. Thông qua điều trị, rất nhiều người đã khôi phục bản tính lương thiện, giải trừ được đau khổ, một truyền mười, mười truyền trăm, mọi người đi khắp nơi truyền tai nhau. Ba tháng sau, đã có hàng ngàn hàng vạn được trở lại với cuộc sống bình thường, mọi người đều bàn tán về hai vị thần tiên sống này.

Võng lượng nghe nói có người phá được pháp thuật của chúng, vì thế liền phái yêu tinh cá sấu và yêu tinh cóc đi nghe ngóng thực hư. Hai con yêu tinh biến thành người bệnh trà trộn vào trong đám đông đi đến chỗ của hai vị thần y. Yêu tinh cóc ngàn năm nhìn thấy hai vị thần y ngồi dưới gốc cây, trên đỉnh đầu họ phát ra hai luồng ánh sáng xanh và ánh sáng vàng, hướng thẳng lên không trung, liền biết đối phương không phải dạng tầm thường. Con yêu tinh cóc rất nhiều mưu mô, quỷ kế đa đoan, nó nói với yêu tinh cá sấu đầu óc đơn giản mà lại hung hăng rằng: “Đây là hai tiểu thần mà thôi, không cần phải bận tâm”. Nó kêu yêu tinh cá sấu ngồi một bên nghỉ ngơi, một mình nó là có thể bắt được họ. Yêu tinh cá sấu nghe xong liền tức giận, nghĩ bụng rằng chuyện tốt như vậy chẳng phải bị yêu tinh cóc giành mất hay sao? Thế là nó vội vàng hiện nguyên hình, mở to miệng lao thẳng vào hai vị thần y.

Thanh Long và Hoàng Long đã biết trước là hai con yêu tinh này sẽ đến. Trong tay Hoàng Long bắn ra một viên bi, làm yêu tinh cá sấu ngã nhào xuống đất. Yêu tinh cá sấu thấy tình thế không ổn đang định quay người lại bỏ chạy thì Thanh Long liền giơ tay ra, bóp nát đầu của yêu tinh cá sấu. Còn yêu tinh cóc thì nhân cơ hội chạy về bẩm báo cho võng lượng biết chính là Thanh Long và Hoàng Long đã phá giải pháp thuật của nó.

Võng lượng tức giận, đích thân gọi năm vạn ma binh đến khiêu chiến. Thanh Long và Hoàng Long căn dặn những người đã được chữa khỏi bệnh phải ẩn trốn, tuyệt đối không được bước ra ngoài, sau đó thì cưỡi mây bố trận, nghênh chiến võng lượng ở trên không trung. Thanh Long và Hoàng Long thi triển pháp lực, cùng ma binh đại chiến bảy ngày bảy đêm.

Từ xưa đến nay tà không thể thắng chính, yêu quái võng lượng cũng không thoát khỏi được thiên lý này. Chỉ thấy Rồng xanh và Rồng vàng thắng hết trận này đến trận khác, võng lượng liên tục hao binh tổn tướng. Võng lượng thấy ma binh của mình càng lúc càng ít đi, không cam tâm thất bại, vì vậy đã dùng phép triệu tập tất cả những người đã trúng phải ma độc một lòng một dạ đi theo nó, xếp thành hình trận hai con rắn dài ở hướng bắc và hướng nam, nhìn từ xa yêu khí mù mịt uốn cong, trông giống như hai con rắn khổng lồ trườn trên mặt đất đang phun lửa, lan từ từ vào chính giữa, nơi nào nó đi qua, vạn vật đều bị cháy rụi. Ý đồ của bọn chúng là muốn những người đã được hai con rồng chữa khỏi bệnh phải chết chung với bọn chúng.

Thanh Long và Hoàng Long đã chiến đấu với đám ma quỷ suốt mấy ngày mấy đêm, sức cùng lực kiệt. Khi họ nhìn thấy võng lượng rắp tâm muốn hủy diệt những người dân mà họ đã cứu chữa, họ liền xả thân để bảo vệ những người đó. Vì vậy hai con rồng không màng an nguy, biến thành hai con sông lớn lạnh giá, mỗi con sông lao vào một con “rắn lửa”. Khi sông lớn và “rắn lửa” va vào nhau, đám ma binh bị một xoáy nước khổng lồ hút vào trong hồ, những người một lòng một dạ đi theo võng mị cũng không thể thoát nạn. Trải qua ba ngày ba đêm, hai con rắn lửa đã bị đuổi ra xa ngàn dặm.

Thanh Long và Hoàng Long lại dùng thân hình khổng lồ của mình đè bẹp rắn lửa. Vì để trấn giữ võng lượng bảo vệ con người, hai con rồng không quay về thiên đình nữa, cơ thể từ từ rút vào trong lòng đất, hình thành sông Dương Tử và sông Hoàng Hà ngày nay. Cho đến hôm nay, con cháu Viêm Hoàng ở hai bên bờ sông Dương Tử và sông Hoàng Hà vẫn dựa vào hai con sông lớn để sinh sôi nảy nở không ngừng.

Trận đại hồng thủy.

Chặt đứt long mạch, ĐCSTQ âm mưu phá hoại sông núi Trung Hoa

Các vị hoàng đế anh minh của Hoàng triều Trung Nguyên đều cố định ngày giờ để bái tế các vị thần trên trời và các vị thần của núi non sông hồ và bày tỏ lòng biết ơn. Người cổ đại tận hưởng nhu cầu cuộc sống một cách bình thường mà thiên nhiên mang đến cho con người. Nhiều ngàn năm nay, con dân Trung Hoa kính tín Thần Thánh, luôn sống hòa hợp với môi trường thiên nhiên.

Bánh xe thời gian quay đến thời kỳ mạt kiếp, đạo đức của con người trượt dốc. Ma vương xuất thế quấy rối nhân gian, không chỉ phá hủy văn hóa Thần truyền, còn phá hoại môi trường sống mà Thần đã khai sáng ra, phương Đông bạo lực cưỡng ép người đời không tin vào chân lý trời người hợp nhất, cổ vũ con người chống lại trời đất. Yêu quái chuyển thế, lợi dụng tâm thái ham thành tích của con người, xây dựng thủy lợi, xây dựng đập nước trên sông, thật ra ở một không gian khác như vậy chính là chặt đứt long mạch khiến cho cho võng lượng trở mình thoát khỏi sự trấn yểm. Đồng thời, ĐCSTQ lại lợi dụng lý do an toàn để cấm đốt pháo mà trước nay pháo chính là dùng để dọa ma quỷ, võng lượng bỏ chạy và để khử tà. Như vậy con quỷ gây dịch bệnh lại sống dậy, cuối cùng là thiên hạ chịu nhiều tai ương, kiếp nạn. Hơn 80 triệu oan hồn đã bị ĐCSTQ hại chết trong những cuộc vận động đang tạo thành oán khí, nghiệp lực ngút trời, khiến cho sông núi Trung Hoa chìm trong tang tóc.

Nước chảy đá mòn, những con đập nhân tạo làm sao có thể so với sức mạnh bất khả kháng của tự nhiên chứ? Đó chính là lấy tương lai con cháu ra để mạo hiểm, hậu quả vô cùng nguy hại. Người ta cho rằng, những trận động đất xảy ra gần khu vực sông hồ trong những năm gần đây đều là có liên quan đến các con đập.

Nhà tiên tri hiện đại nổi tiếng của Mỹ, bà Jeane Dixon xuất bản cuốn “Tiếng gọi của vinh quang” (The Call to Glory) vào năm 1971. Trong sách viết: Thiện ác quyết chiến trong ngày tận thế sẽ diễn ra vào năm 2020, lúc đó quỷ Satan và những kẻ chống chúa trội dậy và chống lại nhân loại. Đối mặt với cuộc quyết chiến chính tà của nhân loại, Thiên – Địa – Nhân cả ba đều sẽ bị tác động. Vậy thì Thanh Long và Hoàng Long có thể ngồi im được hay sao? Trong quá khứ hai con rồng này đã lập vô lượng công đức cho con người. Trời cũng sẽ thương tiếc họ, cũng không cho phép họ bị hủy hoại như vậy.

Từ năm 2019 đã lan truyền hình ảnh con đập trên sông Dương Tử bị biến dạng. Người ta đã không thể phớt lờ nguy cơ như vậy được. Bởi vì điều đó liên quan đến sinh mạng của hàng trăm triệu người.

Trong tượng thứ 54 của “Thôi Bối Đồ” cũng tiên tri về điều này:

Sấm viết:

Lỗi lỗi lạc lạc
Tàn kỳ nhất cục
Trác tức cầu an
Tuy tiếu diệc khốc

Tụng viết:

Bất phân ngưu thử dữ ngưu dương
Khứ Mao tồn khoát thượng xưng cường
Hoàn trung tự hữu Chân Long xuất
Cửu khúc Hoàng Hà thủy bất hoàng

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Quang minh lỗi lạc
Một ván cờ tàn
Thở phào cầu an
Tuy cười mà khóc

Tụng rằng:

Không phân trâu chuột hay trâu dương
Bỏ lông giữ da hãy xưng cường
Trong cõi tự có Chân Long xuất
Chín khúc Hoàng Hà nước không vàng

Trong đồ hình là năm đứa trẻ chăn trâu (tiểu mục đồng), tay cầm gậy ngắn (tiểu bổng) đang xua đuổi một con trâu. Trong phiên bản khác là một con ngựa có sừng trâu, cái đầu khá nhỏ, hơi giống con dê, trong đó hàm chứa huyền cơ. Không cần đến năm người cản một con trâu, đây chỉ là lấy hình thức để biểu đạt mà thôi. Kim Thánh Thán (nhà bình giải sống vào cuối triều Minh đầu triều Thanh) năm ấy đã nhìn ra được như sau: “Tượng này có điềm báo là khứ danh đi để tồn tại“. Ngoài ra, người Trung Quốc trong quá khứ dùng câu thành ngữ “thập dương cửu mục”, tức “mười con dê, chín kẻ chăn” để hình dung quan viên số lượng rất nhiều, nhân dân không chịu nổi gánh nặng. Ở đây lại dùng “nhất ngưu ngũ mục”, tức “một con trâu, năm kẻ chăn” để ẩn dụ về hệ thống quan liêu nặng nề hủ bại của ĐCSTQ.

“Hoàn trung tự hữu Chân Long xuất, Cửu khúc Hoàng Hà thủy bất hoàng” – “Trong cõi tự có Chân Long xuất, Chín khúc Hoàng Hà nước không vàng”: chỉ khổ tận cam lai, hết nỗi khổ thì đến hạnh phúc, quá khứ giảng rằng khi nước Hoàng Hà chuyển thành trong là lúc có Thánh nhân xuất hiện. Đây cũng là câu đố chữ, “Hoàng” (黄) chính là chữ “cộng” (共), ấy là để nói, sau khi ĐCSTQ cầm quyền thì Thánh nhân hạ thế. Ở đây cũng là ám chỉ một chữ “Hồng” (洪).

Về hiện tượng nước sông Hoàng Hà trở nên trong thì “Vận mệnh luận” thời nhà Ngụy thời Tam Quốc có viết: “Phu hoàng hà thanh nhi thánh nhân sinh” (nước Hoàng Hà trong là thánh nhân xuất hiện). Trong cuốn tiểu thuyết “Bình Sơn Lãnh Yến” cũng viết: “Khắp thiên hạ đều có thánh nhân xuất hiện, đất đai sông núi đều hiển linh. Bụi trần nên được đào thải sạch, Hoàng Hà vạn dặm nhất thời trong”.

Hán Hoàn Đế năm thứ 9 nước sông Hoàng Hà trong, năm sau thì hoàng đế băng hà. Thời Tùy Dạng Đế Dương Quảng tại Vũ Dương, Long Môn nhiều lần nước sông trong, sau đó nhà Đường lên thay thế. Tống Huy Tông, năm 1107, nước sông Hoàng Hà trở nên trong vắt, kéo dài khoảng tám trăm dặm trong bảy ngày bảy đêm vẫn chưa bị đục. Các quan địa phương liên tục báo cáo lên trên, cho rằng là điềm báo tốt lành. Trong năm đó hoàng đế khai quốc của Nam Tống là hoàng đế Triệu Cấu được sinh ra. Sau đó xảy ra “Sự kiện Tĩnh Khang”, Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông bị quân Kim bắt làm con tin, nhà Bắc Tống diệt vong. Triệu Cấu vượt sông về phương nam lập nên nhà Nam Tống.

RELATED ARTICLES

Tin mới