Saturday, January 11, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnLạc Sơn Đại Phật ở TQ khóc

Lạc Sơn Đại Phật ở TQ khóc

Trong những ngày gần đây, Tứ Xuyên (Trung Quốc) hứng chịu những trận mưa lớn chưa từng có. Mực nước trên các chi lưu của sông Dương Tử như: Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y tăng vọt. Tượng Phật Lạc Sơn nằm ở ngã ba hợp lưu của ba nhánh sông này cũng không tránh khỏi liên luỵ.

 

 Ảnh. Tổng hợp.

Phần lễ đài bên dưới bị nhấn chìm, nước sông cũng dâng cao lên đến tận ngón chân của tượng Phật. Trong suốt hàng nghìn năm, Lạc Sơn Đại Phật đã không ít lần rơi lệ trước những kiếp nạn của Trung Hoa. Lần này liệu có phải là một lần như vậy nữa?

Vào ngày 12/8, đỉnh lũ của 3 nhánh sông Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y tràn qua thành phố Lạc Sơn (Tứ Xuyên) và cùng đổ về cuồn cuộn ở nơi hợp lưu tại khu danh thắng Lạc Sơn Đại Phật. Chính quyền đã cấm người dân đến gần khu vực này.

Cục Kiểm soát lũ lụt Lạc Sơn cho biết, trong suốt 10 năm qua đây là lần đầu tiên xảy ra lũ trên sông Mân Giang, cũng là trận lũ tồi tệ nhất trong vòng 25 năm qua tại lưu vực Mân Giang ở Lạc Sơn. Ngay sau đó, khu thắng cảnh Lạc Sơn Đại Phật tiếp tục ra thông báo khẩn tạm dừng toàn bộ lộ trình tham quan tượng Phật, chưa hẹn ngày mở cửa trở lại.

Lạc Sơn Đại Phật được xây dựng vào khoảng giữa triều đại nhà Đường (từ năm 713 đến năm 803), cao 71 mét, là bức tượng Phật tạc bằng đá cao nhất thế giới. Bức tượng Phật Di Lặc này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên. Bức tượng đá đối mặt với núi Nga Mi và dòng sông chảy dưới chân của tượng Phật.

Từ lâu, du khách thập phương đã tặng cho Lạc Sơn Đại Phật những danh xưng đầy mĩ miều, tôn kính: “Sơn thị nhất tọa Phật, Phật thị nhất tọa sơn” (tạm dịch: Núi là một vị Phật đang ngồi, Phật là một ngọn núi đang đứng). Dãy núi Lăng Vân, nơi tạc tượng Phật, được cho là có hình dáng tương tự như hình Phật đang ngủ khi nhìn từ phía sông. Tượng Lạc Sơn Đại Phật lại nằm ở vị trí của tim, đây là ngụ ý “tâm trung hữu Phật” (trong tâm có Phật), một tín niệm thường được những người tu hành truyền tụng với nhau.

Trong suốt hàng ngàn năm qua, Lạc Sơn Đại Phật luôn là điểm đến ưa thích của người dân Trung Quốc và du khách quốc tế. Vô số khách hành hương tới đây là để chiêm bái, cầu an, tỏ rõ lòng thành tín Phật. Năm 1996, Lạc Sơn Đại Phật được đưa vào danh sách di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới.

Nhìn từ phía sông, Lạc Sơn Đại Phật ngồi toạ vững vàng trong vách núi, từ bi nhìn xuống chỗ hợp lưu của ba con sông, cặp mắt hơi hé mở. Nhưng trong lịch sử, có nhiều lần, người ta tận mắt chứng kiến cảnh bức tượng Phật này nhắm mắt rơi lệ khiến cả thế giới chấn động.

Theo các ghi chép có liên quan, tượng Phật chảy nước mắt lần đầu tiên trong thời điểm “Nạn đói lớn” hoành hành ở Trung Quốc (1959 – 1961). Người ta chụp được hình ảnh tượng Phật nhắm mắt vào một đêm năm 1962, bức ảnh vẫn còn được trưng bày đến nay tại hội trường của Triển lãm Lạc Sơn.

Khi ấy, ước tính số người chết ở Trung Quốc lên đến 35 triệu người, riêng tại Tứ Xuyên là khoảng 7 triệu người. Vì không còn đủ sức lực để đào mộ, nên người ta chỉ còn cách gói các xác chết lại trong những tấm chiếu rơm rồi thả trôi sông. Và như thế, hàng nghìn thi thể đã trôi qua trước mắt tượng Phật hàng ngày. Đêm ấy, bức tượng Phật đột ngột nhắm mắt, người dân địa phương cho rằng đó là do Đức Phật không đành lòng nhìn thấy cảnh tượng chúng sinh bị huỷ hoại như thế. Tuy nhiên, ĐCSTQ cho rằng việc bức tượng nhắm mắt lại là một điềm xấu nên đã ra sức tu sửa lại để mắt tượng Phật mở ra như bình thường.

Lần thứ hai bức tượng Phật nhắm mắt là lúc diễn ra Đại cách mạng văn hoá và phong trào vận động “tạo Thần” của Mao Trạch Đông. Phá tứ cựu, sùng bái lãnh tụ cực đỉnh, thay thế toàn bộ tín ngưỡng truyền thống bằng những quan niệm đấu tranh bại hoại, Đại cách mạng văn hoá diễn ra chỉ trong 10 năm (1966 – 1976) đã trực tiếp hại chết hàng triệu người và khiến hàng trăm triệu người phải chịu đoạ đày. Lạc Sơn Đại Phật, một lần nữa lại rơi nước mắt khóc thầm. ĐCSTQ tiếp tục cho tu sửa lại bức tượng. Nhưng có một điều hết sức kỳ lạ là, mặc dù đã tiêu tốn gần 6,5 triệu đôla vào công việc tu sửa nhưng vệt nước mắt trên khoé mắt bức tượng Phật vẫn không thể bị xoá mờ.

Tháng 7/1976, trận động đất kinh hoàng san bằng thành phố Đường Sơn (Tứ Xuyên) và cướp đi ít nhất 650 nghìn sinh mạng. Dù đã có dấu hiệu cho thấy động đất lớn sẽ xảy ra nhưng ĐCSTQ vẫn phớt lờ và không đưa ra cảnh báo cho người dân, dẫn đến đại thảm hoạ nhân đạo. Chưa hết, trong quá trình khắc phục thảm hoạ, ĐCSTQ cũng từ chối mọi nỗ lực viện trợ nhân đạo của quốc tế, khiến tình hình càng trầm trọng thêm. Sau tai hoạ kinh hoàng, người dân Tứ Xuyên nói rằng gương mặt của Lạc Sơn Đại Phật trông rất giận dữ và một lần nữa nước mắt tại tuôn rơi. Đó là lần thứ ba tượng Phật rơi lệ.

Lần cuối cùng, Lạc Sơn Đại Phật rơi nước mắt là vào ngày 7/6/1994. Cả những du khách đang đứng cạnh tượng và ở trên các con thuyền tham quan đều nói rằng khuôn mặt, hàm và thân thể tượng Phật dường như đang rung chuyển.

Tuy nhiên khi có một con thuyền cập bờ, bức tượng Phật bắt đầu mỉm cười, mặc dù hàng nước mắt vẫn còn trên gương mặt. Người ta nói rằng đó là một nụ cười hạnh phúc. Ở trên con thuyền ấy là một vị Sư phụ đang truyền giảng Phật Pháp cùng một số đệ tử của ông. Một trong những đệ tử nói với ông rằng: “Sư phụ, người nhìn kìa, tượng Phật đang khóc”. Vị Sư phụ hiền từ trả lời: “Đúng vậy. Ông ấy ở đây chờ đợi ta đã lâu lắm rồi. Ông ấy nói với ta rằng con người ngày nay không còn tôn kính Thần Phật nữa và ông đang lo lắng cho họ”.

Nhưng nụ cười hạnh phúc của tượng Phật Lạc Sơn thì có hàm ý gì đây? Có lẽ bức tượng Phật mỉm cười vì ông đã nhìn thấy rằng hy vọng đang ở trước mắt, rồi đạo đức thế gian sẽ thăng hoa, rồi con người sẽ quay lại tôn kính Thần Phật…

RELATED ARTICLES

Tin mới