Saturday, December 21, 2024
Trang chủĐiểm tinChiến lược “đu dây” trên Biển Đông của TQ

Chiến lược “đu dây” trên Biển Đông của TQ

Mấy ngày qua tình hình Biển Đông lại nóng rừng rực. Người mang lửa ra biển không ai khác, chính là Bắc Kinh. Họ “thay quân” tàu hải cảnh ở khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam. Họ đổ tràn hàng chục nghìn tàu cá ra Biển Đông.

Tàu cá Trung Quốc đồng loạt ra khơi ngày 18/6.

Vào buổi sáng sớm ngày 18/8, sau khi rời Đá Chữ Thập ngày hôm trước, tàu hải cảnh 5204 của Trung Quốc đã đến khu vực Bãi Tư Chính. Sau đó tàu này đi thẳng vào lô 6.1. Nó đến lô này làm gì và sẽ ở đó bao lâu là vấn đề cần kiên trì theo dõi.

Khi tàu 5204 đến Tư Chính, tàu 5402 bám trụ ở đây gần hai tháng qua đã lập tức rút “về nhà”.     

Diễn biến này gợi ý, tàu 5204 đã được điều đến để thay thế vị trí của tàu 5402. Qua đó cho thấy Trung Quốc quyết duy trì sự hiện diện thường trực của tàu hải cảnh ở khu vực Bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Điều này cũng tương tự với những gì xảy ra ở khu vực bãi cạn Scarborough hoặc cụm bãi cạn Luconia.

Sự kiện nhức mắt trên Biển Đông nữa là, tàu cá Trung Quốc đoàn đoàn lũ lũ quay trở lại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Các “tàu cá” trở lại sau khi Bắc Kinh kết thúc lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè ở mà nước này đơn phương áp đặt ở Biển Đông và biển Hoa Đông trước đó.

Hàng chục nghìn tàu đi vào cụm đảo Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam (đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép). Sinh Tồn là nơi Trung Quốc thường xuyên đưa các đội tàu cá và tàu dân quân hàng hải đến hoạt động. Ngoài cụm đảo Sinh Tồn, trong các ngày 16 và 17/8, tàu cá Trung Quốc còn được xuất hiện ở đảo Cây, đảo san hô Quang Hòa, đảo Hữu Nhật, và đảo Phú Lâm (nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép).

Những hành động ngang ngược của Trung Quốc lại khiến dư luận quốc tế sôi sục.

Việt Nam phải làm gì khi Trung Quốc liên tục lấn tới? Rồi sắp tới đây không ngoại trừ khả năng Bắc Kinh có hành động quân sự với Trường Sa và trên Biển Đông như đã từng xâm lược, thôn tính vào các năm 1974 đối với Hoàng Sa và 1988 đối với Trường Sa.

Vấn đề đầu tiên theo chúng tôi là: Hà Nội cần kêu gọi các nước hãy vì hòa bình, vì sự an ninh chung. Bởi vấn đề liên minh chiến đấu, hỗ trợ, bổ sung sức mạnh cho nhau là điều đã… xưa rồi. Chúng ta còn nhớ Mỹ từng liên minh với Philippines, Đài Loan và Hàn Quốc, nhưng đó là câu chuyện từ thời chiến tranh Lạnh. Thậm chí liên minh bây giờ có khi trở thành vấn đề nguy hiểm.

Nói cụ thể hơn, lúc này Việt Nam liên minh quân sự với bất cứ nước nào, kể cả dứt áo đi theo Mỹ như có nhà bình luận “định hướng”, để chống Trung Quốc thì giải pháp ấy là không thực tiễn. Nếu không bắt tay với Mỹ thì bắt tay với ai? Ở khu vực Đông Nam Á, sẽ không ai tự buộc mình vào Việt Nam. Xin đơn cử một nước lớn như Ấn Độ. Truyền thống ngoại giao của Ấn Độ là đứng ngoài diễn thuyết, nói rất hay về con đường phát triển, về đạo lý cho người khác nghe, còn họ quyết không dính dáng vào. Và họ cứ bắt tay lỏng lẻo, cứ theo chính sách lờ mờ, trung lập, mặc dù thời điểm này họ đang “ghét” Trung Quốc.

Một nước khác là Nhật Bản. Cũng không trông chờ gì ở “cựu Phát xít” trong Đại chiến thế giới thứ Hai 75 năm trước. Bởi ở đất nước Mặt trời mọc Hiến pháp rất giới hạn việc liên minh chống một nước khác.

Như vậy những quốc gia có vị thế quốc tế, có sức mạnh để có thể giúp Việt Nam chống lại Trung Quốc đều lảng tránh.

Chỉ còn con đường đi với “Hổ lớn”. Việt Nam buộc phải tính đến chiêu bài ngoắc tay với Mỹ lâu dài. Nhưng Mỹ là quốc gia như thế nào? Họ đang đặt ra chiến lược lớn “Nước Mỹ trên hết”. Ngay trong chính sách nội bộ đối với Trung Quốc,  Mỹ đã có nhiều điểm chưa đồng nhất. Mỹ sẽ chẳng vì ai mà xả thân. Họ được xác định là một đồng minh không khả tin.  

Mỹ chỉ liên minh với nước nào đem lại lợi ích cho Mỹ. Khi nào hai bên cùng có lợi, khi nào tích sản thì gọi là liên minh, còn nếu là tiêu sản, làm hại cho mình, thì không có liên minh, liên minh khi ấy là điều xa xỉ. Bởi vậy khi Việt Nam  muốn bắt tay Mỹ để chống Trung Quốc thì Mỹ sẽ lo rằng, đến một lúc nào đó Mỹ tự nhiên phải đánh nhau với Trung Quốc. Điều đó Washington thừa thông minh và kinh nghiệm.

Khi không thể trông chờ vào liên minh để chống Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam cần phải có sức mạnh từ nội lực. Phải có một tương quan lực lượng tốt đẹp, thuận lợi thì mới có thể ngăn chặn được những hành động điên cuồng của Trung Quốc. Một ví dụ về tương quan lực lượng: Nước có thể đối trọng với Trung Quốc hiện nay là Mỹ. Mỹ gặp rắc rối cũng chính từ đối trọng này, từ sự canh chừng của Bắc Kinh đối với mọi động thái từ Nhà trắng.

Do chỗ quốc gia nào cũng chú ý đến tương quan lực lượng nên có phần dè dặt. Các quốc gia không có quyền lợi thiết thực trên Biển Đông luôn tìm cách “đi dây”, Mỹ tiến thì tiến theo, Mỹ lùi thì phải tiếp “mỉm cười” với Trung Quốc. Từ đây nổi lên hai vấn đề đáng quan tâm: Một là, sự đoàn kết Đông Nam Á; Hai là, sự can dự của Mỹ. Hiện nay hai vấn đề cốt tử này có tác dụng tương hỗ với nhau.

Nếu như Đông Nam Á hướng theo phương thức đồng thuận thì sẽ chẳng nên trò trống gì, sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì to lớn. Sự đồng thuận suy cho cùng chỉ được coi là mẫu số chung nhỏ nhất, để mong đợi ít người chống đối nó mà thôi.

Phân tích như thế đủ thấy sự “đi dây” của các nước trong khu vực Đông Nam Á là một chiến lược mới nhưng dẫu sao cũng đã lộ bài. Trong cái búi lùng nhùng ấy Trung Quốc cứ ào ào đổ ra biển. Khi chưa vơ được Biển Đông bỏ túi thì ít nhất họ vơ được cá tôm và vơ được vô vàn lời la ó, xỉ vả của thiên hạ.

RELATED ARTICLES

Tin mới