Saturday, January 11, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnLiệu Cuba có vượt Mỹ về nghiên cứu vaccine Covid-19

Liệu Cuba có vượt Mỹ về nghiên cứu vaccine Covid-19

Hàng nghìn người sẽ tham gia thử nghiệm giai đoạn 3 của vaccine Covid-19 do Cuba sản xuất.

Cuba sắp tiêm thử nghiệm vaccine Covid-19 trong vài ngày tới.

Viện Nghiên cứu vaccine Carlos Finlay của Cuba tuyên bố đã đăng ký thử nghiệm lâm sàng cho một trong những ứng cử viên vaccine Covid-19 của mình tại Cơ quan đăng ký thử nghiệm lâm sàng công cộng Cuba. Thử nghiệm vaccine SOBERANA 01 đang ở giai đoạn 1 và 2 và có sự tham gia của 676 tình nguyện viên trong độ tuổi từ 19-80.

Ông Eduardo Martínez, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ sinh học và dược phẩm nhà nước BioCubaFarma của Cuba cho biết, các nhà khoa học của nước này đang đẩy nhanh công tác nghiên cứu các loại vaccine.

“Việc đạt được vaccine hiệu quả chống lại Covid-19 là một ưu tiên của toàn bộ hệ thống khoa học và sáng tạo của chúng tôi tại BioCubaFarma. Hôm nay, chúng tôi thấy rằng dự án này đã đạt được tiến độ vững chắc và nhanh chóng như thế nào ở Viện Finlay” – ông Eduardo Martínez viết trên Twitter.

Thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 dự kiến ​​sẽ được hoàn thành vào ngày 11/1/2021 và kết quả sẽ được công bố vào ngày 15/2/2021, theo Cơ quan đăng ký thử nghiệm lâm sàng công cộng Cuba.

Đến nay, Cuba được đánh giá là một trong những quốc gia thành công trong việc chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2. Tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 được chữa khỏi lên tới 88% trong tổng số hơn 3.100 ca nhiễm ở Cuba.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở trung tâm báo chí quốc tế ở thủ đô Havana, nhà dịch tễ học Francisco Duran cũng nhắc đến thông tin được báo chí đăng tải gần đây, trong đó cho rằng Nga sẵn sàng hợp tác với Cuba trong việc phát triển vaccine phòng Covid-19.

Chỉ một ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có vaccine ngăn ngừa virus SARS-CoV-2, Cuba cũng thông báo nước này đang phát triển 4 loại vaccine ngừa Covid-19. Việc bào chế các loại vaccine này được tiến hành dựa trên các nền tảng công nghệ hiện có tại Cuba.

Viện Carlos Finlay hiện đã lên kế hoạch phát triển đồng thời nhiều loại vaccine khả thi và có đủ năng lực để đảm nhiệm việc sản xuất đại trà bất kỳ loại vaccine nào được bào chế thành công trong nước.

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, tính đến ngày 31/7, trên toàn thế giới có tổng cộng khoảng 165 loại vaccine ngừa Covid-19 đang được bào chế, trong đó có 139 vaccine vẫn đang trong giai đoạn đánh giá, 26 loại đang được thử nghiệm trên người và 6 loại bước sang giai đoạn 3 về đánh giá lâm sàng.

Mỹ có thể không có vaccine cuối năm 2020

Moderna, công ty đầu tiên ở Mỹ tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, đang hướng tới mục tiêu thu hút 30.000 tình nguyện viên. Trong 3 tuần đầu tiên, công ty đã tìm được 8.374 tình nguyện viên nhưng người da màu chỉ chiếm 15% trong số này.

Thử nghiệm vắc xin trên người da màu là quy định bắt buộc ở Mỹ

Dù chiếm hơn 50% số ca nhiễm trên toàn cầu nhưng Mỹ không có đủ các bệnh nhân Covid-19 không phải người da trắng. Trong số ca mắc, người gốc Phi và Mỹ Latin chỉ chiếm tỉ lệ khiêm tốn trong các thử nghiệm lâm sàng vaccine. Các công ty Mỹ buộc phải tăng tìm kiếm các tình nguyện viên thuộc nhóm thiểu số trên nếu muốn có vaccine hiệu quả.

Về nguyên tắc, việc thử nghiệm vaccine cần được tiến hành trên những nhóm có nguy cơ dễ nhiễm virus nhất. Bởi nếu thử nghiệm không chọn lọc, sẽ có những trường hợp âm tính làm sai lệch đánh giá.

“Nhiều người sẽ có kết quả âm tính sau khi thử nghiệm kết thúc nhưng không phải bởi vì vaccine hiệu quả, mà bởi trong suốt thời gian thử nghiệm, họ không có cơ hội tiếp xúc với virus”, đài CNN lý giải.

Tiến sĩ Nelson Michael, thuộc Viện nghiên cứu Walter Reed của quân đội Mỹ, cảnh báo với tỉ lệ nhóm thiểu số thấp như vậy, mục tiêu đạt 300 triệu liều vắc xin trước tháng 1/2021 có nguy cơ đổ vỡ.a

RELATED ARTICLES

Tin mới