Trước đó, vào cuối tháng 6, Trung Quốc đã công bố tiêm vắc-xin Ad5-nCoV cho quân nhân, nhưng The Lancet kết luận hiệu quả việc sử dụng vắc xin này cần được nghiên cứu thêm.
Trịnh Trung Vĩ, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc,
đã nhận lời phỏng vấn với CCTV vào ngày 22/8 và tiết lộ thông tin trên
Vài ngày trước, Tân Hoa Xã đã báo cáo dữ liệu về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán cùng với biểu ngữ “ngăn chặn sự bùng phát trở lại của dịch bệnh”. Ngày 22/8, chính phủ Trung Quốc cũng thừa nhận rằng, nước này đã chính thức triển khai sử dụng khẩn cấp loại vắc-xin viêm phổi Vũ Hán mới vào ngày 22/7. Một loạt các hành động và biểu hiện của chính phủ cho thấy dịch bệnh ở Trung Quốc đã có thể đang vượt khỏi tầm kiểm soát.
Trịnh Trung Vĩ, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, trong chuyên mục “Đối thoại” của CCTV vào ngày 22/8 tiết lộ rằng, Trung Quốc đã chính thức triển khai sử dụng khẩn cấp vắc-xin viêm phổi mới vào ngày 22/7, nhưng không nói rõ đối tượng cụ thể được áp dụng sử dụng.
Chủ tịch của Tập đoàn dược phẩm Sinopharm China Bio và Dương Hiểu Minh, nhà khoa học chính của dự án vắc-xin “863” quốc gia cho biết, vào ngày 23/6, tập đoàn đã khởi động giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng vắc-xin đối với dịch bệnh viêm phổi ở Bắc Kinh, Vũ Hán và ở Abu Dhabi – thủ đô của các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), tổng cộng đã có 20.000 người được tiêm chủng.
Theo quy định rõ ràng về luật quản lý vắc-xin, khi một sự kiện sức khỏe cộng đồng đặc biệt quan trọng lớn xảy ra thì Ủy ban Y tế Quốc gia phải đưa ra đơn xin sử dụng vắc xin khẩn cấp; các chuyên gia do cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Quốc gia cùng nhau tổ chức thảo luận, chứng minh và thống nhất; Ủy ban Y tế Quốc gia sẽ sử dụng vắc xin trong một phạm vi nhất định và trong một thời hạn nhất định.
Những người được tiêm vắc-xin trong cuộc thử nghiệm đến từ nhóm có nguy cơ cao. Báo cáo cũng dẫn lời Trịnh Trung Vĩ nói rằng, các nhà chức trách có thể xem xét mở rộng kế hoạch sử dụng vắc-xin khẩn cấp để ngăn ngừa dịch bệnh có thể bùng phát vào mùa thu và mùa đông.
Cần lưu ý rằng vào cuối tháng 6/2020, phía Trung Quốc đã công bố rằng, vắc-xin “Ad5-nCoV” do nhóm của Trần Vi, viện sĩ của Học viện Khoa học Quân sự kết hợp với công ty Công nghệ Sinh học CanSino cùng phát triển đã được Quân ủy Trung ương phê duyệt, có thể bỏ qua cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 theo thông lệ và tiêm chủng trực tiếp cho quân nhân.
Sau đó, một báo cáo trên tờ The Lancet tiết lộ, đã có 108 người được tiêm vắc xin này. Trong số đó, 70% đến 80% người thử nghiệm có phản ứng bất lợi; 54% bị đau tại chỗ tiêm; 46% có triệu chứng bị sốt; 44% cảm thấy mệt mỏi, mất sức; 39% bị nhức đầu và 17% bị đau cơ bắp. Vì vậy, báo cáo kết luận hiệu quả việc sử dụng “Ad5-nCoV” làm vắc xin tái tổ hợp virus viêm phổi Vũ Hán cần được nghiên cứu thêm.
Hiện tại, chưa có vắc xin nào trên thế giới hoàn thành tất cả các giai đoạn thử nghiệm, và hầu hết các quốc gia đang bị mắc kẹt, trì trệ trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng vắc-xin. Quy mô thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cũng là rất lớn, cần đến ít nhất 20.000 đến 40.000 tình nguyện viên.
Tuy nhiên, ngày 17/8, cục Sở hữu Trí tuệ Nhà nước Trung Quốc đã tuyên bố rằng, bằng sáng chế vắc-xin virus viêm phổi Vũ Hán mới đầu tiên của Trung Quốc đã được cấp phép. Chung Nam Sơn, một chuyên gia chống dịch Trung Quốc cũng tiết lộ rằng, Trung Quốc và Nga có kế hoạch cùng triển khai các thử nghiệm lâm sàng vắc-xin để đẩy nhanh việc mở rộng sản xuất.
Tuy nhiên, theo CNN, trước đó Nga đã đề xuất kế hoạch hợp tác với Mỹ. Họ hy vọng sẽ đẩy nhanh quá trình điều trị và phổ biến vắc-xin, nhưng Mỹ cho rằng, vắc-xin Sputnik-V của Nga vẫn chưa hoàn thành tất cả các thử nghiệm và quốc gia này cần phải vượt qua các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt về vắc-xin trước khi được phê duyệt. Do đó, phía Mỹ đã từ chối hợp tác với Nga. Vào thời điểm đó, một số quan chức y tế công cộng của Hoa Kỳ đã nhắc nhở thế giới bên ngoài rằng, vắc-xin của Nga sẽ không được Mỹ thử nghiệm trên khỉ chứ đừng nói đến con người.