Vậy là bất chấp nỗ lực kêu gọi của Mỹ và nhiều quốc gia khác, rằng: Hãy đuổi cổ ứng viên Trung Quốc ra khỏi vị trí thẩm phán quốc tế về luật biển (ITLOS), Đoàn Khiết Long – Đại sứ Trung Quốc tại Hungary vẫn trúng cử vị trí thẩm phán nhiệm kỳ 2020-2029. Thật là một trò hề, một nỗi nhục của ITLOS!
Sau khi nhận được thông tin về kết quả bầu bán, dư luận quốc tế hết sức bất bình. Nhiều học giả, chính khách, các nhà bình luận quốc tế bày tỏ sự thất vọng. Ai cũng cảm thấy công lý đang bị chà đạp. Rằng, Trung Quốc ngồi vào vị trí thẩm phán chuyên phán xét những vấn đề quan trọng, vạch mặt chỉ tên những quốc gia vi phạm luật pháp quốc tế trên biển thì chẳng khác nào thằng cướp mặc áo thụng xử người lương thiện.
Khi Trung Quốc có chân trong tòa án quốc tế về luật biển tức là một trò hề trên sân khấu quốc tế thời hiện đại. Trò hề ấy khiến mọi người nhớ đến “AQ chính truyện” của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Lỗ Tấn. AQ – một anh chàng thuộc tầng lớp bần nông ít học và vô nghề nghiệp nhưng lại nổi tiếng vì phương pháp thắng lợi tinh thần. Mỗi khi anh bị đánh thì anh lại cứ nghĩ “chúng đang đánh bố của chúng”. AQ vẽ ra thứ lý luận “điên khùng”; hay bắt nạt kẻ kém may mắn hơn mình nhưng lại sợ hãi trước những kẻ hơn mình về địa vị, quyền lực hoặc sức mạnh. Lỗ Tấn đã cho thấy những sai lầm cực đoan của AQ, đó cũng chính là biểu hiện của tính cách dân tộc Trung Hoa. Kết cục AQ bị đưa ra pháp trường vì một tội không lớn.
Nay một kẻ cướp ngồi quan tòa là một thành công của Bắc Kinh về phép thắng lợi tinh thần. Này các người cứ chửi bới ta đi. Các ngươi sẽ làm gì được ta. Rồi ta sẽ quăng các ngươi xuống biển!
Thật ra chỉ cần một người dân bình thường đều có thể thấy không nên để kẻ cướp làm quá như vậy. Ta hãy xét những phát ngôn, những hành động của Trung Quốc trong thời gian qua đủ biết không nên cho Trung Quốc thò chân vào những tổ chức cần có sự đàng hoàng, minh bạch và công tâm.
Xin được nói thêm, ITLOS gồm 21 thẩm phán, được bầu chọn từ những ứng viên do các nước tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 đề cử. Mỗi quốc gia thành viên UNCLOS 1982 đề cử không quá 2 ứng viên.
Như vậy, với việc Đoàn Khiết Long trúng cử nhiệm kỳ 2020-2029, Trung Quốc luôn có đại diện trong số các thẩm phán của ITLOS từ khi Tòa được thành lập năm 1996 đến nay, trước đó gồm Triệu Liên Hải (1996 – 2000), Từ Quang Kiếm (2001 – 2007), Cao Chi Quốc (2008 – 2020).
Vậy là trò hề đã diễn ra không chỉ lần này!
Các cuộc bỏ phiếu của ITLOS thường diễn ra tẻ nhạt, ít thu hút sự chú ý của quốc tế. Thế nhưng những căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông đã khiến cuộc bầu chọn được quan tâm. Và quan tâm nhất là phải đuổi cổ đại diện Trung Quốc. Hồi tháng 7, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ David R. Stilwell đã thúc giục các nước không bỏ phiếu cho ứng viên Trung Quốc vì cho rằng nước này phớt lờ luật pháp quốc tế tại Biển Đông. Ông Stilwell nói: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia tham gia cuộc bầu cử lựa chọn vào tòa án quốc tế đánh giá cẩn thận thông tin đăng ký của ứng cử viên người Trung Quốc và xem xét liệu một thẩm phán người Trung Quốc sẽ giúp đỡ hay cản trở luật hàng hải quốc tế. Với hồ sơ của Bắc Kinh, câu trả lời phải rõ ràng”.
Từ đầu năm đến nay Trung Quốc đang phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng gia tăng. Chỉ trong tháng 7, lần lượt Mỹ đến Úc, vốn là những nước không có tranh chấp ở Biển Đông, đã lên tiếng bác bỏ hầu hết yêu sách của Trung Quốc tại khu vực vì vi phạm luật pháp quốc tế.
Tiếp đó, Malaysia đã gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về “quyền lịch sử, quyền chủ quyền và quyền tài phán” liên quan đến các khu vực hàng hải ở Biển Đông, được bao quanh bởi cái mà Bắc Kinh gọi là “đường 9 đoạn”. Mới đây nhất, Philippines ngày 20/8 gửi công hàm ngoại giao phản đối lực lượng Trung Quốc tịch thu ngư cụ của ngư dân nước này ở Biển Đông.
Trước cuộc bầu chọn, GS Alexander Proelss, Chủ tịch về luật Biển quốc tế và luật Môi trường quốc tế thuộc Trường Luật của Đại học Hamburg (Đức), cho rằng: ITLOS phải và sẽ thực thi quyền lực của mình một cách vô tư. Đây là điều kiện mà mỗi thẩm phán phải tuân thủ. Để đảm bảo tính chí công vô tư, luật của ITLOS quy định những hoạt động mà thẩm phán không được phép làm (điều 7) và lập ra những điều kiện liên quan đến sự tham gia của mỗi thành viên vào một vụ cụ thể (điều 8). Mỗi thẩm phán được tự do đưa vào ý kiến riêng hoặc bất đồng với các thẩm phán và quyết định qua đó có thể cố gắng gây ảnh hưởng lên việc phát triển luật quốc tế trong trường hợp có liên quan.
Chính cái “quyền” này là một thực tế đáng lo ngại khi đại diện Trung Quốc trở thành thẩm phán của ITLOS.
Thật là … ác quỷ mặc áo Đức cha!
Cả thế giới văn minh lẽ nào lại bị Trung Quốc dùng mưu ma chước quỷ để lừa gạt? Có nhà bình luận cho rằng, bầu Trung Quốc vào toà án quốc tế đồng nghĩa với việc giải thể cơ quan này là vừa. Thế giới chưa thấy rõ bộ mặt thật của Trung Quốc hay sao mà để họ góp mặt vào những cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc?.