Friday, December 27, 2024
Trang chủĐiểm tinChính quyền Tập tuyên chiến với Thiên Chúa giáo

Chính quyền Tập tuyên chiến với Thiên Chúa giáo

Những cây thánh giá cao hơn các cơ quan chính quyền đều phải bị phá bỏ, bởi đã “làm lu mờ các cơ quan nhà nước”, một thành viên nhà thờ cho biết.

Ảnh: Chụp màn hình

Thêm vào đó, các thanh niên dưới 18 tuổi bị cấm tham gia các nghi lễ tôn giáo, và hình ảnh của Chúa Giê-su hoặc Đức mẹ đồng trinh ở một vài nơi được thay bằng hình ảnh của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.

“Phản đối việc phá bỏ thánh giá có nghĩa là phản đối chính phủ”

Trong nửa đầu năm 2020, hàng trăm cây thánh giá đã bị dỡ bỏ khỏi các nhà thờ ở tỉnh miền đông An Huy có dân số theo đạo Thiên chúa lớn thứ hai ở Trung Quốc. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2020, hơn 900 cây thánh giá đã được dỡ bỏ khỏi các nhà thờ do nhà nước quản lý trên khắp Trung Quốc trong bối cảnh Tập Cận Bình đang tiến hành đàn áp các nơi thờ tự.

Theo tạp chí tự do tôn giáo, thánh giá đã được dỡ bỏ khỏi hơn 250 nhà thờ do nhà nước quản lý ở tỉnh An Huy, nơi có dân số theo Cơ đốc giáo lớn thứ hai ở Trung Quốc, chỉ trong 4 tháng đầu năm. Tính tới tháng 6, có 656 nhà thờ do nhà nước quản lý trong tỉnh đã bị dỡ bỏ thánh giá.

Một nhà thờ ở quận Yingdong của thành phố, nơi thánh giá bị dỡ bỏ vào tháng 4, đã được chính quyền thông báo rằng chiến dịch phá dỡ thánh giá là một phần của chính sách quốc gia.

Nếu một nhà thờ từ chối tháo dỡ thánh giá của mình, các thành viên hội thánh có thể mất các phúc lợi xã hội, như lương hưu và trợ cấp xóa đói giảm nghèo, đồng thời khả năng có việc làm trong tương lai của con cái họ sẽ bị ảnh hưởng”, một thành viên nhà thờ giải thích.

Các quan chức của Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất đã di dời cây thánh giá khỏi một nhà thờ ở hạt Hanshan đã thông báo với các giáo đoàn rằng bất kỳ cây thánh giá nào cao hơn các tòa nhà chính phủ “phải bị phá bỏ vì chúng làm lu mờ các cơ quan nhà nước”, một thành viên nhà thờ nói.

Chỉ những nhà thờ mà trông giống doanh nghiệp mới được coi là hợp pháp. Để ‘vô hiệu hóa’ Cơ đốc giáo, Tập Cận Bình không cho phép các nhà thờ có thánh giá phương Tây”. Nguồn tin này cũng tiết lộ rằng các quan chức chính phủ đã cảnh báo một đức Cha trong nhà thờ rằng “phản đối việc phá bỏ thánh giá có nghĩa là phản đối chính phủ”.

Tôi cảm thấy buồn khi nghĩ rằng tất cả các cây thánh giá trong nhà thờ của chúng tôi đã bị phá bỏ”, nguồn tin cho biết. “Mặc dù đó là một biểu tượng của đức tin của chúng tôi, nhưng ai dám trái lệnh của chính phủ trung ương?

Trong một số trường hợp, những người theo đạo Cơ đốc cố gắng ngăn chặn việc dỡ bỏ thánh giá đã bị chính quyền bắt giữ hoặc bị thương.

Vào tháng 5, chính quyền của quận Dangtu đã dỡ bỏ các cây thánh giá khỏi Nhà thờ Cơ đốc Lingyunshan bằng cách sử dụng ba cần cẩu lớn. Một tín đồ địa phương nói với Bitter Winter rằng hàng trăm nhân viên cảnh sát đã “căng dây quanh nhà thờ, cấm xe cộ hoặc người đi bộ đến gần, sau đó xông vào nhà thờ để cắt khóa xích sắt“. Một tín đồ địa phương còn cho biết thêm rằng một tín đồ lớn tuổi vì bước tới để ngăn phá hủy thánh giá mà bị thương.

Ông Bob Fu của China Aid, một nhóm bảo vệ quyền Cơ đốc có trụ sở tại Hoa Kỳ, trước đây đã giải thích rằng chiến dịch xóa bỏ thánh giá của Trung Quốc – bắt đầu vào năm 2013 – “thể hiện quyết tâm của chính quyền Trung Quốc trong việc kiềm chế sự phát triển nhanh chóng của Cơ đốc giáo ở Trung Quốc”.

Cuộc đàn áp tôn giáo và nhóm thiểu số tôn giáo của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị các tổ chức quốc tế như Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), các nhóm nhân quyền và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên án rộng rãi.

Trong báo cáo thường niên năm 2020, USCIRF lưu ý rằng chính quyền ĐCSTQ không chỉ dỡ bỏ thánh giá khỏi các nhà thờ trên toàn quốc mà còn cấm thanh niên dưới 18 tuổi tham gia các nghi lễ tôn giáo, và thay thế hình ảnh của Chúa Giê-su hoặc Đức mẹ đồng trinh bằng hình ảnh của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.

Trung Quốc cũng bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gán cho là “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì “tiếp tục vi phạm đặc biệt nghiêm trọng tự do tôn giáo”.

“ĐCSTQ muốn tự cho mình là Thượng đế”

Trong một hội thảo trên web gần đây về mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc đối với nhân quyền, Russell Moore, chủ tịch Ủy ban Tự do Đạo đức & Tôn giáo, cho biết ĐCSTQ đang “trông chờ” vào thực tế rằng thế giới sẽ “bị bắt nạt và đe dọa giữ im lặng” trước quyền lực và sự giàu có của Trung Quốc.

Ông giải thích rằng ĐCSTQ muốn tự cho mình là Thượng đế, đó là lý do tại sao nó nhắm vào các nhóm tôn giáo bao gồm Cơ đốc giáo, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Phật tử Tây Tạng, học viên Pháp Luân Công và bất kỳ thiểu số tôn giáo nào nói rằng lòng tin tín ngưỡng cao hơn chính quyền nhà nước.

Ông nói: “Việc cố gắng viết lại cả kinh sách và thánh văn của các tôn giáo khác nhau này để thấy rằng ĐCSTQ coi nó là tối thượng”.

Theo Danh sách Theo dõi Thế giới năm 2020 của Open Doors USA, Trung Quốc được xếp hạng là quốc gia tồi tệ thứ 23 trên thế giới khi nói đến đàn áp Cơ đốc giáo.

Về mặt hình thức, công dân Trung Quốc được tự do thực hành tín ngưỡng theo sự lựa chọn của họ, nhưng chính phủ kiểm soát chặt chẽ đời sống tinh thần, và trong một số trường hợp, cấm đoán một số nhóm như Pháp Luân Công, theo New York Times.

Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, là môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, không phải là tôn giáo nhưng cũng trở thành nạn nhân của của hoạt động đàn áp tự do tín ngưỡng tại Trung Quốc.

“Những lợi ích về thể chất và tinh thần của Pháp Luân Đại Pháp khiến môn này phổ biến tới 114 quốc gia với hơn 100 triệu người theo tập”, trích bản Tuyên bố của thành phố North Bay, Canada nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017.

Trái với phần còn lại của thế giới, chính quyền Trung Quốc đàn áp môn khí công ôn hòa này từ năm 1999 theo lệnh của Tổng Bí thư Giang Trạch Dân. Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc vu khống Pháp Luân Công là tà giáo để lấy cớ cho một cuộc đàn áp đẫm máu liên quan đến tội tra tấn, cưỡng bức lao động và mổ cướp nội tạng.

Phản bác lại lời tuyên truyền từ Bắc Kinh, ông Edward McMillan-Scott, nguyên Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, nói với các đồng nghiệp năm 2010: “Như tôi đã nói, tôi đã gặp hàng trăm học viên Pháp Luân Công. Họ không phải giáo phái, không phải tà giáo, không thu tiền, không tẩy não… không có bất cứ đặc điểm nào của tà giáo cả. Những người này chỉ tự mình tập luyện các bài tập tinh thần“.

Ông giải thích: “Cũng như thời Thế chiến, Đức Quốc Xã gán cho người Do Thái các đặc điểm riêng để cô lập và tàn sát họ. Điều tương tự đang xảy ra với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Đó là lý do tại sao tôi gọi đây là tội diệt chủng và nó vô cùng nghiêm trọng“.

RELATED ARTICLES

Tin mới