Gần đây, xung đột quân sự ở biên giới Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục nóng lên. Phía Ấn Độ cho biết quân đội Trung Quốc đã bắn chỉ thiên ở biên giới, phá vỡ cam kết 45 năm duy trì hòa bình và ổn định biên giới Trung-Ấn.
Truyền thông Ấn Độ đưa tin rằng, Trung Quốc đã trang bị “giáo mác lớn” còn hung hiểm hơn cả “gậy răng sói” được sử dụng trong cuộc xung đột đẫm máu hôm 15/6 và có ý định chuẩn bị cho một cuộc đột kích tương tự khiến cả hai bên thiệt mạng và bị thương. Hơn nữa, Trung Quốc còn bí mật huy động người Mông Cổ và Tây Tạng giỏi tác chiến trên núi với lực lượng lớn gần 50.000 người và 150 phi cơ chiến đấu nhằm uy hiếp, thậm chí chuẩn bị tấn công Ấn Độ.
Theo báo cáo của “Đài truyền hình New Delhi”, ngày thứ hai khi quân đội Trung Quốc cố gắng đóng cửa cứ điểm của Ấn Độ ở bờ nam hồ Pangong Tso, phía đông Ladakh thì đột nhiên xuất hiện những binh lính Trung Quốc trong tay cầm mác cán dài như giáo cùng một khẩu súng trường tự động. Dựa trên những hình ảnh này, Ấn Độ nhận định phía Trung Quốc có ý định tiến hành một cuộc đụng độ tương tự như ở thung lũng Galwan ngày 15/6 khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Hôm 7/9, Trung Quốc cáo buộc lính Ấn Độ vượt qua Đường kiểm soát thực tế (LAC) ở khu vực núi Shenpao, bờ nam của hồ Pangong, phía đông Ladakh và “nổ súng uy hiếp” các binh sĩ Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Ấn Độ sau đó bác bỏ, nói rằng quân đội Trung Quốc đã nổ súng trước.
Theo “Ấn Độ Thời Báo” đưa tin, binh lính Trung Quốc đã cố gắng chiếm các vùng cao nguyên chiến lược Muhpari và Resanla từ tay quân đội Ấn Độ trong suốt 3 đến 4 ngày qua và buộc các binh sĩ Ấn Độ phải rút lui. Lý do là tại các vùng cao nguyên chiến lược ở bờ nam của hồ Pangong do phía Ấn Độ chiếm đóng có thể nhìn xuống là thấy được tình hình đóng quân đồn trú của Trung Quốc ở khu vực Chushul – Moldo. Được biết, lính Trung Quốc đã làm hỏng hàng rào sắt vào đêm hôm thứ Hai (7/9).
Theo báo cáo trên “Thời báo Kinh tế Ấn Độ”, các cuộc tấn công gần đây của quân đội Trung Quốc nhằm cố gắng chiếm giữ các khu vực chiến lược quan trọng nhưng đều bị quân phòng thủ Ấn Độ đánh bại. Tuy nhiên, theo các quan chức Ấn Độ, Trung Quốc đã âm thầm tập hợp một đội quân khoảng 50.000 người gần Đường kiểm soát thực tế (LAC). Thậm chí còn bố trí một đội quân quy mô lớn bao gồm: tên lửa, tên lửa đất đối không và 150 máy bay chiến đấu.
Kể từ khi xung đột giữa Trung Quốc và Ấn Độ nổ ra hồi tháng 5, Trung Quốc liên tục huy động quân Tây Tạng và tiến hành các cuộc tập trận quân sự.
Một số đánh giá cho rằng, phía Trung Quốc không phải do quân đội địa phương chỉ huy mà do Bắc Kinh trực tiếp kiểm soát. Điều này cũng có nghĩa là, tại thời điểm xung đột mới xảy ra tại bờ nam hồ Pangong, quân đội Trung Quốc đã nhận chỉ thị từ Bắc Kinh, thử thăm dò trận địa của quân đội Ấn Độ.
Về phía Ấn Độ, “lực lượng cận biên đặc biệt” của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã được cử đến biên giới Trung-Ấn trước đó và cấp cao của cả hai bên thực sự đã theo dõi chiến tuyến, dường như đang chờ làn khói đỏ bốc lên là vượt giới tuyến để tấn công.
Theo tờ “Hoa Nam buổi sáng” (South China Morning Post) đưa tin, ngày 8/9 lực lượng không quân chiến khu Trung ương Giải phóng quân ĐCSTQ đăng ảnh lên Weibo với tuyên bố “quyết chiến cao nguyên”, đồng thời điều máy bay ném bom H-6 và máy bay vận tải Y-20 tới khu vực cao nguyên để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện.
Máy bay ném bom H-6 có tầm chiến đấu 2500 km và có thể chở theo tên lửa hành trình chống hạm hoặc tên lửa không đối đất hạng nặng.
Theo nguồn tin được “Thời báo hoàn cầu” dẫn lại, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự tại khác khu vực sa mạc ở Tây Bắc và khu tự trị Tây Tạng ở Tây Nam của Trung Quốc trong nhiều tuần qua sau các căng thẳng ở biên giới Trung – Ấn.