Friday, November 8, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiVì sao lính TQ cầm " long đao" để cận chiến

Vì sao lính TQ cầm ” long đao” để cận chiến

Một số hình ảnh binh sĩ quân đội Trung Quốc cầm giáo và đao đã được Ấn Độ đề cập trong đối thoại song phương cấp chỉ huy quân sự hồi tuần qua – theo India Today.

India Today ngày 8/9 đưa tin, vào tối ngày 7/9, khoảng 30 binh sĩ Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) mang theo súng, trường mâu và đao nhằm tiếp cận một trận địa tiền tuyến của phía Ấn Độ tại khu vực Đường kiểm soát thực thế (LAC).

Các nguồn tin ẩn danh của India Today nói PLA có ý định “đánh đuổi” lực lượng Ấn Độ khỏi điểm cao chiến lược nhưng “đã bị các binh sĩ Ấn Độ ngăn chặn”.

Báo cáo của tờ Hindustan Times thì nói rằng vào khoảng 18h tối ngày 7/9, khoảng 50-60 binh sĩ Trung Quốc tiếp cận cứ điểm Ấn Độ tại hồ Pangong Tso nhưng bị người Ấn “cứng rắn phản kích”, “ép phải rút lui”.

Các hình ảnh mới được tung ra gần đây cho thấy binh lính Trung Quốc mặc quân phục chiến đấu hiện đại, trong tay cầm trường côn với một lưỡi đao được gắn ở đầu gậy. Hình ảnh được ho là bằng chứng đầu tiên về việc Trung Quốc sử dụng loại vũ khí này để chống lại Ấn Độ.

Giải mã chuyện Quân giải phóng Trung Quốc cầm Thanh Long đao áp sát trận địa Ấn Độ - Ảnh 1.
Truyền thông Ấn Độ đăng tải hình ảnh binh sĩ Trung Quốc sử dụng vũ khí giống “đao Quan Công” 

Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) bình luận, loại vũ khí mà các binh sĩ nước này sử dụng có hình dạng tương tự “Thanh Long Yển Nguyệt đao” – binh khí của nhân vật Quan Công, được mô tả trong bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Theo India Today, trong cuộc đối thoại hôm mùng 8, đại diện quân đội Ấn Độ đã chất vấn phía Trung Quốc về việc PLA sử dụng những “vũ khí dã man” nhằm vào đối phương, trong khi đại biểu Trung Quốc khẳng định các vũ khí cận chiến là một phần trong văn hóa võ thuật của họ.

Trang quân sự Dambiev của Nga giới thiệu, “‘Quan đao’ trong tay các binh sĩ Trung Quốc là một loại vũ khí có lưỡi đặc trưng của nước này, giống như đao hoặc kích, tạo thành từ một cán dài và một lưỡi đao hình cung, khối lượng khoảng 2-5 kg”.

Các báo cáo của Ấn Độ về vụ đụng độ đẫm máu hôm 15/6 ở thung lũng Galwan, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, cũng nói rằng quân đội Trung Quốc đã sử dụng một số vũ khí đơn giản như gậy gỗ có gắn đinh sắt.

Giải mã chuyện Quân giải phóng Trung Quốc cầm Thanh Long đao áp sát trận địa Ấn Độ - Ảnh 2.
Thủy quân lục chiến Trung Quốc tập luyện sử dụng đao

Vũ khí lạnh ở biên giới Trung-Ấn

Sina cho hay, thỏa thuận Trung-Ấn năm 1996 về tranh chấp biên giới có quy định, “Bất kỳ bên nào cũng không được phép khai hỏa hay sử dụng súng và chất nổ để giao tranh trong phạm vi 1.3km của LAC”.

Quy định về sử dụng súng trên lý thuyết được mô tả là hữu hiệu trong kiểm soát các động thái đối địch ở biên giới Trung-Ấn, tuy nhiên sự kiện ngày 15/6 đã hé lộ những “giải pháp” mới của Trung Quốc.

Tạp chí Forbes (Mỹ) cho hay, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều triển khai vũ khí hiện đại ở dọc LAC. PLA đã đưa các máy bay tàng hình J-20 và xe tăng hạng nhẹ đến gần khu vực Ladakh, trong khi Ấn Độ bố trí các chiến đấu cơ Dassault Rafale do Pháp sản xuất. Quân đội Trung Quốc còn được cho là đã xây dựng căn cứ tên lửa đối không mới ở Tây Tạng.

Tuy nhiên, Trung-Ấn đều nhận thức được vấn đề của xung đột vũ trang trong thế kỷ 21, các vũ khí hiện đại được sử dụng bởi hai bên sẽ làm leo thang chiến tranh. Do đo ngay cả khi hai nước đưa ra nhiều cáo buộc và chỉ trích lẫn nhau, cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ đều không mong muốn đi tới đụng độ.

Điều này cho thấy cục diện cân bằng mong manh hiện nay sẽ tiếp tục duy trì, dù bạo lực không thể hoàn toàn được kiểm soát. Báo giới Ấn Độ đưa tin nước này đã điều động các nhóm đột kích được huấn luyện võ thuật.

Theo Forbes, hiện trạng có thể được gìn giữ khi các bên không sử dụng máy bay và xe tăng, hay thậm chí dùng súng để bảo vệ lợi ích mỗi bên. Vấn đề được lưu ý là Ấn Độ sẽ dùng biện pháp nào để đối phó với chiến thuật “vũ khí trung cổ” của Trung Quốc.

Ấn Độ được biết đến có bề dày lịch sử về vũ khí lạnh, bao gồm loại dao quắm truyền thống có tên kukri, kiếm Talwar – vũ khí biểu tượng cho nền văn hóa Mogul, hay chakkar – loại vũ khí có thể “lấy đầu” đối thủ,…

Một “thông tin tốt” mà Forbes nêu ra là địa hình dãy Himalaya không phù hợp với việc cưỡi ngựa, khiến kỵ binh khó có thể xuất hiện trong các trận hỗn chiến kiểu mới giữa Trung-Ấn theo phong cách trung cổ.

Trong diễn biến mới nhất, Trung-Ấn đã đạt được thỏa thuận quan trọng để giảm căng thẳng, khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar hôm 10/9 đi đến 5 điểm đồng thuận. Hai ông nhất trí rằng quân đội ở biên giới hai nước cần tiếp tục đối thoại, nhanh chóng rút lực lượng, giữ khoảng cách thích hợp và hạ nhiệt căng thẳng.

RELATED ARTICLES

Tin mới