Monday, November 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTham vọng bành trướng, TQ đã ra sức tăng cường binh lực...

Tham vọng bành trướng, TQ đã ra sức tăng cường binh lực và hiện đại hóa quân đội

Theo phân tích của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong hai thập niên qua, Trung Quốc đã ra sức tăng cường binh lực và hiện đại hóa quân đội để phục vụ tham vọng bành trướng.

Lầu Năm Góc tuần trước công bố báo cáo thường niên “Sự triển khai quân sự và an ninh liên quan đến Trung Quốc. Báo cáo này nhận định, Trung Quốc đã “tăng cường các nguồn lực, công nghệ và ý chí chính trị trong hai thập niên qua để củng cố và hiện đại hóa Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc”. 

Báo cáo của Lầu Năm Góc nhận định quân đội Trung Quốc đã ngang bằng hoặc vượt trội hơn quân đội Mỹ trong nhiều lĩnh vực như đóng tàu, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình đặt trên mặt đất, cũng như các hệ thống phòng không. Báo cáo cho rằng, Trung Quốc hiện sở hữu 200 đầu đạn hạt nhân và có thể tăng gấp đôi trong 10 năm nữa.

Về lục quân, báo cáo của Lầu Năm Góc chỉ ra, lục quân Trung Quốc là lực lượng trực chiến lớn nhất thế giới với 915.000 binh sĩ tại ngũ thuộc 13 cụm quân chủ lực. Một quân đoàn gồm 78 lữ đoàn vũ trang tổng hợp, mỗi lữ đoàn có thể có tới 5.000 binh sĩ.

Về hải quân, Trung Quốc được cho là sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với 350 tàu và chủ yếu được trang bị các nền tảng đa chức năng như vũ khí chống hạm, chống ngầm và phòng không. Các tàu này là một phần trong 3 hạm đội đồn trú ở quân khu phía Bắc, phía Đông và phía Nam. Ngoài ra, hải quân Trung Quốc cũng có 6 lữ đoàn thủy quân lục chiến và một lực lượng tác chiến trên không tuy nhỏ nhưng đang mở rộng dần.

Về không quân, theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Trung Quốc có lực lượng không quân lớn nhất trong khu vực và thứ ba thế giới. “Không quân Trung Quốc đang nhanh chóng bắt không quân của các nước phương Tây về năng lực”, báo cáo nhận định.

Hầu hết các căn cứ không quân của Trung Quốc nằm ở phía nam và đông nước này. Hơn 8.000 trong tổng số khoảng 1.500 máy bay chiến đấu của không quân Trung Quốc được cho là máy bay chiến đấu thế hệ 4, có thể sánh ngang với các máy bay chiến đấu của phương Tây. Ngoài ra, không quân Trung Quốc cũng có một máy bay chiến đấu tàng hình đang biên chế và một máy bay ném bom tàng hình đang phát triển.

Tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc đã ra mắt máy bay ném bom H-6N, máy bay ném bom đầu tiên có thể trang bị hạt nhân có khả năng tiếp liệu từ trên không. Báo cáo của Mỹ cũng cho biết, không quân Trung Quốc sở hữu các máy bay sử dụng cho các nhiệm vụ đặc biệt như tác chiến điện tử hay tiếp liệu trên không.

Tầm bắn của tên lửa Trung Quốc

Mỹ công bố báo cáo về binh lực của Trung Quốc - 2

 Tổ hợp tên lửa DF-26 trong một lễ diễu binh ở Bắc Kinh năm 2015. (Ảnh: Reuters)

Theo báo cáo, Trung Quốc hiện sở hữu một trong những kho tên lửa đa dạng và lớn nhất thế giới. Các tên lửa thông thường của Trung Quốc có tầm bắn lên đến hơn 2.000km.

Hai loại tên lửa được cho là đáng gờm nhất của Trung Quốc là DF-26 và DF-21. Đây đều là các tên lửa tầm trung sử dụng bệ phóng di động và được cho là có thể tạo ra mối đe dọa đối với các tàu sân bay và tàu hộ tống của Mỹ.

DF-26 có thể mang cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân, nó được gọi là “sát thủ Guam” bởi có tầm bắn vươn đến các căn cứ của Mỹ ở đảo Guam.

Trong khi đó, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc có tầm bắn từ 1.750 km đến 13.000km. Tên lửa DF-5 và DF-41 ra mắt lần đầu tiên vào tháng 10 năm ngoái và được cho là có tầm bắn phủ gần như toàn bộ lục địa của Mỹ. Các tên lửa này có thể mang được 10 đầu đạn, các đầu đạn có thể nhắm đến các mục tiêu khác nhau.

Tuy nhiên, vẫn có sự khác nhau quan trọng về năng lực và chất lượng của khí tài của quân đội Trung Quốc và quân đội Mỹ. Quân đội Mỹ được đánh giá là nhiều kinh nghiệm tác chiến hơn, sở hữu nhiều khí tài mạnh hơn. Mỹ cũng có một lực lượng lớn đồng minh trong khu vực.

Ngay sau khi Lầu Năm Góc công bố báo cáo trên, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích, cáo buộc Washington tuyên truyền về “mối đe dọa Trung Quốc”.

RELATED ARTICLES

Tin mới