Chưa bao giờ Trung Quốc gian tăng đầu tư cho quân đội như hiện nay. Và không chỉ khoe mẽ vũ khí trang bị Trung Quốc còn tăng cường tập trận cả trên biển và trên bộ, nhằm răn đe các nước trong khu vực và thách đố với các nước Nhật, Mỹ, Úc…
Ảnh minh họa
Nếu như quân đội các nước làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chống xâm lược. Trung Quốc xây dụng quân đội hiện đại ngoài nhiệm vụ như các nước đồng thời lại hướng tới dùng quân đội để răn đe, gây hấn và xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải các nước.
Trước hết, hãy xem cách Bắc Kinh phân chia địa lý cho quân đội Trung Quốc. Hiện quân đội Trung Quốc có 5 chiến khu với các nhiệm vụ.
Chiến khu Đông bộ, phụ trách Đài Loan, Nhật Bản, biển Hoa Đông.
Chiến khu Nam bộ, phụ trách Biển Đông và khu vực Đông Nam Á
Chiến khu Tây bộ, phụ trách Ấn Độ, Nam Á, Trung Á, đồng thời chuyên trách “chống khủng bố” ở Tân Cương và Tây Tạng.
Chiến khu Bắc bộ, phụ trách Nga và bán đảo Triều Tiên
Chiến khu Trung ương, phụ trách bảo vệ Bắc Kinh và hỗ trợ các chiến khu khác.
Về lực lượng và phân bổ lực lượng:
Lục quân Trung Quốc có 13 Tập đoàn quân với Tổng số binh lực vào khoảng 915.000 quân. Mỗi Tập đoàn có 12 lữ đoàn, mỗi lữ đoàn có 5000 quân. Lục quân Trung Quốc được trang bị máy bay chiến đấu, máy bay không người lái vũ trang và máy bay vận tải quân sự.
Hải quân Trung Quốc có 350 tàu chiến gồm nhiều loại, được phân bổ cho lực lượng hải quân ở các chiến khu Bắc bộ, Nam bộ và Đông bộ. Đặc biệt hải quân Trung Quốc có 2 tàu sân bay, nhiều tầu ngầm hạt nhân có khả năng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân.
Không quân Trung Quốc có 2500 máy bay trong đó có khoảng 2000 máy bay chiến đấu. không quân Trung Quốc đang sở hữu nhiều loại máy bay chuyên về liên lạc, giám sát, trinh sát và cả tác chiến điện tử, máy bay cảnh báo sớm trên không.
Trung Quốc hiện đang sở hữu 100 tên lửa đạn đạo liên lục địa. Riêng các lực lượng tên lửa mặt đất đã và đang được trang bị tên lửa đạn đạo tầm ngắn (từ 600– 800 km), tầm trung (từ 400– 4000 km). Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Trung Quốc có tầm bắn từ 7200- 13000 km và có thể được phóng từ nhiều phương tiện khác nhau, có thể từ xe chuyên dụng hoặc bệ phóng cố định.
Với lực lượng như vậy, quân đội Trung Quốc hiện được coi là có số quân đông và trang bị nhiều nhất ở Châu Á. Không chỉ các nước Đông Nam Á mà ngay cả Nga, Mỹ cũng đang phải dè chừng với sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Nhiều nước trong khu vực và thế giới cũng buộc phải đầu tư cho quân đội để đề phòng với mục tiêu quân sự là bành trướng của Trung Quốc.
Điều đáng lưu ý là, lực lượng lục quân của Trung Quốc hiện tại chủ yếu dùng để gây hấn với Ấn Độ và đề phòng Nga. Còn lực lượng hải quân và tên lửa, Trung Quốc chủ yếu dùng để gây hấn ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Đồng thời lực lượng này dùng để đe dọa, thách đố với Mỹ và Nhật Bản.
Chiến lược hiện thời của Trung Quốc là chiếm trọn Biển Đông, vì thế hiện nay Trung Quốc đang tập trung nhiều đầu tư cho lực lượng hải quân và tên lửa.
Thực tế, Trung Quốc đã chiếm nhiều đảo trên Biển Đông xây dựng thành căn cứ quân sự, án ngữ con đường biển quốc tế quan trọng từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Tên lửa của Trung Quốc không chỉ có tầm bắn bao trùm các nước khu vực Đông Á, Đông Nam Á mà đe dọa trực tiếp đến Nga, Mỹ, Ấn Độ.
Vì thế không phải ngẫu nhiên mà hiện nay không chỉ các nước nhỏ mà cả các nước lớn đều đang lo ngại sự trỗi dậy với thái độ hung hăng của Bắc Kinh. Hòa bình thế giới chưa bao giờ bị đe dọa nghiêm trọng như hiện nay, cần phải có sự đoàn kết chống Trung Quốc.