Saturday, January 11, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiChút sự thật về quân TQ ở biên giới Trung -Ấn

Chút sự thật về quân TQ ở biên giới Trung -Ấn

Bản báo cáo của Lầu Năm Góc hầu hết khắc họa Trung Quốc như một ‘viên đá chiến binh không thể phá vỡ’, nhưng dường như thực tế đang chứng minh điều ngược lại.

Binh sĩ Trung Quốc trong một đợt huấn luyện.

Sau khi báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc đề cập Hải quân Trung Quốc (PLAN) là “lực lượng hải quân lớn nhất trên thế giới” và nhấn mạnh tới năng lực tác chiến ngày càng gia tăng của họ, cựu Giám đốc Ban thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Ấn Độ tin rằng, những dự đoán và cảnh báo đó sẽ không ảnh hưởng tới quyết định của New Delhi là chống lại hành động gây hấn của Trung Quốc ở Ladakh.

Trong bản phân tích của mình, khi đề cập tới thế xung đột đang diễn ra ở Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở Ladakh, bà Tara Kartha cho rằng sự hung hăng mà Trung Quốc thể hiện ra với Ấn Độ là “thừa thãi”. Mặc dù Trung Quốc là đối thủ đáng gờm nhưng họ thực chất “không hẳn là con Rồng mà Lầu Năm Góc hay Bắc Kinh đang vẽ ra”.

Bản báo cáo do Lầu Năm Góc trình lên Quốc hội Mỹ cho biết, Quân đội Trung Quốc (PLA) “có lực lượng tác chiến toàn diện với xấp xỉ 350 tàu nổi và tàu ngầm, trong đó có trên 130 tàu tác chiến mặt nước cỡ lớn. Trong khi đó, lực lượng tác chiến của Hải quân Mỹ tính tới đầu năm 2020 mới có khoảng 293 tàu”.

Tuy nhiên, bản báo cáo này đã không đưa ra so sánh chi tiết về năng lực của các tàu mà mỗi bên đang sở hữu.

Các chuyên gia quân sự chỉ ra rằng, mặc dù Trung Quốc chiếm ưu thế về số lượng tàu hải quân nhưng Hải quân Mỹ lại vượt trội khi xét tới các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Đề cập tới tàu ngầm lớp Columbia của Hải quân Mỹ, nhà phân tích Kris Osborn trên tạp chí National Interest cho hay: “Dù không rõ đích xác công nghệ cấu thành tàu ngầm lớp Jin mới của Trung Quốc nhưng nó khó có thể sánh được với tàu ngầm lớp Columbia của Mỹ”.

Theo bà Kartha, việc thổi phồng “mối đe dọa Trung Quốc” có thể phản tác dụng trong việc duy trì giám sát quốc gia này, nhất là khi ý tưởng về sự trỗi dậy của Trung Quốc lại bắt nguồn từ chính Bắc Kinh. Bà Kartha nhấn mạnh rằng tư tưởng này sau đó đã được Bắc Kinh sử dụng trong các tình huống “can gián ngoại giao”.

Nhà báo David Axe trên tờ Forbes đồng tình với quan điểm cho rằng báo cáo của Lầu Năm Góc “hầu hết khắc họa Trung Quốc như một ‘viên đá chiến binh không thể phá vỡ’ với nguồn lực và tham vọng vô hạn, trong khi lại có ít đối thủ khả dĩ”.

Ông Axe cũng đồng thời lưu ý rằng Mỹ từng triển khai chiến dịch tuyên truyền tương tự nhằm chống lại Liên Xô. Trên thực tế, Liên Xô đã sụp đổ vào năm 1991, mặc dù bản báo cáo năm 1989 của Lầu Năm Góc về Liên Xô vẫn rất đề cao sức mạnh của họ.

Ngay cả chính chuyên gia Trung Quốc, khi trả lời Thời báo Hoàn Cầu, cũng nhận định rằng bản báo cáo của Lầu Năm Góc thực chất nhằm mục đích thúc đẩy Quốc hội Mỹ tăng ngân sách quốc phòng thông qua việc “mô tả quân đội Trung Quốc như mối đe dọa”.

Khác với Mỹ, lực lượng Ấn Độ đã đối đầu trực diện với Trung Quốc nhưng không đánh giá thấp sức mạnh của Bắc Kinh. Bà Kartha nhấn mạnh rằng lực lượng vũ trang Ấn Độ đã thể hiện quyết tâm phòng thủ khi nhận thấy rằng họ đang đối đầu với một kẻ địch hùng mạnh mà trước đây mình từng nghĩ có thể kết bạn.

Quyết tâm đó đã được thể hiện rõ nét trong cuộc giao tranh giữa binh lính Trung Quốc và Ấn Độ trong đêm 29/8. Quân đội Ấn Độ đã đẩy lùi các nỗ lực của PLA nhằm thay đổi hiện trạng tại bờ nam hồ Pangong ở đông Ladakh.

“Binh lính Ấn Độ đã đón trước hành động này của PLA ở bờ nam hồ Pangong, và tiến hành các biện pháp để củng cố vị trí, đồng thời ngăn chặn mục đích của Trung Quốc là thay đổi hiện trang nơi đây” – Đại tá quân đội Ấn Độ Aman Anand cho hay.

Bà Kartha kết luận rằng, các nhà phân tích cần phải phá bỏ những quan điểm sai lệch cho rằng Trung Quốc không thể đánh bại, nhưng đồng thời không loại bỏ mối đe dọa thực sự mà nước này mang lại.

RELATED ARTICLES

Tin mới