Trung Quốc tổ chức đồng thời 5 cuộc tập trận quanh khu vực bờ biển của nước này, trong đó 2 cuộc diễn tập diễn ra gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong các cuộc tập trận còn lại, một diễn ra ở Biển Hoa Đông, một ở Biển Bột Hải. Phía nam Hoàng Hải, quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận bắn đạn thật từ 28 đến 30/9. Trong nỗ lực củng cố năng lực sẵn sàng tác chiến, Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận quân sự theo định kỳ, nhưng hiếm khi thực hiện cùng lúc các cuộc diễn tập. Tháng trước, Trung Quốc cũng tuyên bố thực hiện 4 cuộc tập trận riêng biệt, ở Biển Bột Hải, Biển Hoa Đông, Hoàng Hải và Biển Đông. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, các cuộc tập trận diễn ra liên tục, quy mô lớn là động thái khác lạ của Bắc Kinh.
Anh, Pháp, Đức gửi công hàm chung tới Liên hợp quốc là bước đi rất quan trọng và tích cực, cho rằng tuyên bố đòi hỏi chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông là vi phạm UNCLOS. Đồng thời nhấn mạnh quan điểm của các nước châu Âu là giải quyết các vấn đề trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức những cuộc thảo luận khẩn cấp theo hình thức họp kín trong ngày 29/9 để bàn về vấn đề Nagorny-Karabakh, khu vực đang xảy ra tình trạng giao tranh dữ dội kể từ cuối tuần qua. Theo các nguồn tin, Đức và Pháp là các quốc gia đã yêu cầu tổ chức cuộc họp trên, song các quốc gia châu Âu khác hiện giữ cương vị thành viên tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc – gồm Bỉ, Anh và Estonia, cũng ủng hộ động thái này. Trước đó nhiều nước đã bày tỏ quan ngại về tình hình tại Nagorny-Karabakh, đồng thời kêu gọi các bên lập tức ngừng bắn.
Theo kết quả một cuộc thăm dò công bố ngày 28/9, một ngày trước khi diễn ra cuộc tranh luật quan trọng đầu tiên trong quy trình bầu cử giữa hai ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, Tổng thống Donald Trump đã rút ngắn được khoảng cách với ứng cử viên Joe Biden. Kết quả cuộc thăm dò mới do Harvard CAPS/Harris thực hiện cho thấy 47% cử có thể đi bầu cho biết sẽ bỏ phiếu cho cựu Phó Tổng thống Joe Biden nếu như cuộc bầu cử diễn ra tại thời điểm thăm dò, trong khi tỷ lệ cử tri bỏ phiếu cho Tổng thống Trump là 45%. Với kết quả này, Tổng thống Trump đã cải thiện được 3 điểm, đồng thời rút ngắn được 2 điểm khoảng cách với ông Biden so với kết quả cuộc thăm dò trong tháng 8.
Tại Quảng trường Palacký ở Praha, hàng trăm người đã tham gia cuộc biểu tình để phản đối các biện pháp phòng chống Covid-19 của Chính phủ Séc. Theo ghi nhận của phóng viên VOV, đã có hơn trăm người tập trung tại quảng trường này, trước trụ sở Bộ Y tế để biểu tình phản đối các biện pháp hiện nay của chính phủ nhất là các quy định về đeo khẩu trang.Theo thống kê đến 18h ngày 28/9, Cộng hòa Séc ghi nhận hơn 1000 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 ở nước này lên hơn 65.000 trường hợp.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 281.563 trường hợp mắc COVID-19 và 200.915 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 33,5 triệu người. Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 29/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 33.511.232 ca, trong đó có 1.005.465 người thiệt mạng. Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 24. 841.158 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch giảm còn 65.316 ca và 7.664.609 ca đang điều trị tích cực. Washington chuẩn bị rút các nhà ngoại giao khỏi Iraq sau khi cảnh báo Baghdad rằng Mỹ có thể đóng cửa đại sứ quán ở nước này. Người Iraq lo ngại động thái có thể gây chiến tranh. Nếu Mỹ có bất kỳ động thái nào nhằm giảm quy mô hiện diện ngoại giao tại một quốc gia có tới 5.000 quân, nhiều quốc gia trong khu vực sẽ coi đây là sự leo thang căng thẳng với Iran. Động thái này có thể dẫn đến triển khai quân sự trong bối cảnh chỉ còn vài tuần nữa là diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.