Monday, December 30, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiSiêu dự án khí Lô B tiếp tục chậm tiến độ 1...

Siêu dự án khí Lô B tiếp tục chậm tiến độ 1 năm so với kế hoạch

Dự án khí Lô B có thể đi vào hoạt động thương mại sớm nhất vào tháng 9/2024, thay vì vào cuối năm 2023 như dự tính trước đó.

Dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn I do EVN làm chủ đầu tư

Hai nhà đầu tư chính của siêu dự án điện khí Lô B là Mitsui Oil Exploration (MOECO) của Nhật Bản và PTT Exploration and Production (PTTEP) của Thái Lan vừa thông báo dự án chỉ có thể đi vào hoạt động thương mại vào tháng 9/2024, chậm tiến độ một năm so với kế hoạch.

Trong khi đó nhóm phân tích Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) lại nhận định phải sang năm 2025, dự án mới có thể đi vào hoạt động, tức là chậm tiến độ 2 năm.

Nhóm KBSV cho rằng việc chậm trễ trong phê duyệt đầu tư dự án nhà máy điện Ô Môn III (người mua chính của mỏ khí Lô B), đã khiến cho quá trình phát triển của mỏ khí bị chậm.

Lô B là mỏ khí lớn thứ hai cả nước, nằm ở bể Malay – Thổ Chu, kỳ vọng sẽ cung cấp khoảng 7 tỷ mét khối khí tự nhiên mỗi năm, tương đương 15% nhu cầu khí của Việt Nam năm 2030.

Trước đó, vào năm 1996, dự án khí Lô B đã được bắt đầu triển khai tìm kiếm, thăm dò ngoài khơi Tây Nam Việt Nam. Với tuyên bố thương mại vào năm 2008, chuỗi dự án khí Lô B đã được kỳ vọng sớm triển khai để có thêm nguồn điện sạch với quy mô lên tới 4.000MW.

Khác với dự án dầu có thể tự độc lập khai thác khi phát hiện trữ lượng đảm bảo hiệu quả kinh tế, dự án khí muốn đạt giá trị gia tăng cao phải đồng bộ từ khai thác tới vận chuyển vào bờ và có các hộ tiêu thụ trên bờ, mà ở đây là các nhà máy điện.

Theo kế hoạch, có 4 dự án điện tại trung tâm điện lực Ô Môn (Cần Thơ) sẽ nhận khí của Lô B để phát điện. Trong số này, có 3 dự án do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là chủ đầu tư, gồm Ô Môn I, Ô Môn III và Ô Môn IV (trong đó Ô Môn III dùng vốn ODA) và dự án Ô Môn II được giao cho các nhà đầu tư tư nhân.

Vào đầu năm 2020, Bộ Công Thương cũng đã có báo cáo tình hình triển khai chuỗi dự án khí – điện Lô B và đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận nguyên tắc chuyển ngang giá khí Lô B sang giá điện các nhà máy điện nhận khí và có cơ chế bao tiêu sản lượng khí Lô B trong các hợp đồng mua bán khí sang các hợp đồng mua bán điện.

Vào đầu tháng 6/2020, Chính phủ đã thông qua cơ chế chuyển ngang giá khí lô B sang giá điện cho các nhà máy điện dùng nguồn khí này (Pass-through).

RELATED ARTICLES

Tin mới