Monday, November 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTại sao Đức lại đưa ra tuyên bố về biển Đông?

Tại sao Đức lại đưa ra tuyên bố về biển Đông?

Trong cuộc họp báo sáng 30/9 tại Hà Nội, Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner giải thích lý vì sao 3 nước châu Âu gần đây cùng ra tuyên bố về biển Đông và chính phủ Đức quan tâm nhiều hơn đến khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Trong cuộc họp báo nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thống nhất nước Đức (3/10), Đại sứ Hildner nói rằng Đức và Việt Nam đều nhất trí cùng nỗ lực vì một trật tự quốc tế dựa trên quy tắc, gìn giữ luật pháp quốc tế và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, nỗ lực cho tự do hàng hải, tự do trên biển và tự do thương mại.

Đức muốn tăng cường tham gia vào khu vực này, nên gần đây đã thông qua Định hướng Ấn Độ – Thái Bình Dương. Đại sứ Hildner nói rằng cho biết bước đi này của Chính phủ Đức nhằm nêu bật đánh giá của Đức về tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Đức cũng muốn hợp tác với tất cả các nước ở khu vực, không loại trừ nước nào, trên tất cả các lĩnh vực từ biến đổi khí hậu đến môi trường, Đại sứ Hildner cho biết.

Đại sứ Đức giải thích lý do Berlin đưa ra tuyên bố về biển Đông - ảnh 1

 Đại sứ và các cán bộ Đại sứ quán Đức tại cuộc họp báo. (Ảnh: Như Ý)

Về việc gần đây 3 nước châu Âu gồm Đức, Pháp và Anh gửi công hàm lên Liên Hợp quốc để phản đối các yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông, Đại sứ Hildner cho biết nội dung của tuyên bố không mới vì Đức đã nói nhiều lần với tư cách riêng hoặc cùng các đồng minh. Nội dung chính của tuyên bố nhắc lại quan điểm pháp lý của 3 nước đối với vấn đề biển Đông.

“Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: tất cả những vấn đề pháp lý ở biển Đông cần được giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982”, ông Hildner nói.

Đại sứ khẳng định UNCLOS là công ước toàn diện, bao trùm các vấn đề, từ các vấn đề mang tính nội dung như định nghĩa về các vùng biển, về chủ quyền, đến những vấn đề mang tính kỹ thuật như cơ chế giải quyết tranh chấp.

Về lý do các nước châu Âu đưa ra tuyên bố này, Đại sứ Hildner nói: “Tất cả các vấn đề liên quan đến tự do trên biển, tự do hàng hải và tự do hàng không đều đụng chạm đến những nước như chúng tôi, vì chúng tôi có quan hệ thương mại chặt chẽ với các khu vực, và các tuyến vận chuyển thương mại của chúng tôi đi qua khu vực này rất nhiều”.

 “Chúng tôi cũng nhận thức được trách nhiệm của mình là bên tham gia UNCLOS nên chúng tôi phải lên tiếng”, ông Hildner nói.

Hiện đang có những cuộc tranh cãi căng thẳng giữa các nước trong và ngoài khu vực liên quan đến biển Đông. “Khi xảy ra những tranh cãi đó, chúng tôi cần phải nhắc lại quan điểm của mình, để các bên thấy rõ rằng dù có những tranh luận mới xảy ra thì chúng tôi vẫn giữ quan điểm cũ, những lý lẽ mới đưa ra không ảnh hưởng đến quan điểm từ trước đến nay của chúng tôi”, Đại sứ Đức nói.

Đại sứ Hildner cho biết Đức rất coi trọng tăng cường chủ nghĩa đa phương và muốn tăng cường quan hệ EU – ASEAN. Hai bên đang chuẩn bị cho việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược EU – ASEAN.

Ông Hildner cho biết Đức hy vọng trong nhiệm kỳ Việt Nam làm chủ tịch ASEAN và Đức làm chủ tịch luân phiên EU trong nửa cuối năm nay, hai bên ký được hiệp định để thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.

Đại sứ Hildner nỏi rằng những việc như Chính phủ Đức thông qua định hướng về khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, cùng Pháp và Anh lên tiếng về biển Đông hay nâng cấp quan hệ EU – ASEAN không phải bước nhảy vọt, không phải sự thay đổi hoàn toàn mới trong chính sách của Đức đối với khu vực mà là một sự kế thừa, tiếp tục chính sách đã có từ trước.

“Chúng tôi ngày càng nhận thấy tầm quan trọng của khu vực này đối với mình, nên chúng tôi muốn cụ thể hóa bằng tài liệu mới về khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN”, Đại sứ Đức nói.

Đại sứ Đức giải thích lý do Berlin đưa ra tuyên bố về biển Đông - ảnh 2

Cuộc họp báo diễn ra nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ và hai miền Đông – Tây Đức thống nhất. (Ảnh: Như Ý)

Về quan hệ Việt – Đức, Đại sứ Hildner khẳng định Đức và Việt Nam cùng chia sẻ quan điểm rằng đại dịch COVID-19 cho thấy cần thúc đẩy hợp tác quốc tế để chiến thắng đại dịch.

Đức và Việt Nam đang phối hợp tác chặt chẽ khi Việt Nam đang là chủ tịch ASEAN còn Đức là chủ tịch luân phiên EU trong nửa cuối năm 2020.

Trong quan hệ kinh tế, việc Việt Nam và EU ký được Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) tạo nên cột mốc rất quan trọng trong quan hệ kinh tế.

Đại sứ Hildner cho biết trong cuộc điện đàm vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chuyển lời mời sang thăm nhau.

RELATED ARTICLES

Tin mới