Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTQ nói một đằng, làm một nẻo ở Biển Đông

TQ nói một đằng, làm một nẻo ở Biển Đông

Khi Trung Quốc dùng quân đội đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì các nước trong khu vực và các nước lớn như Mỹ, Đức, Nga, Pháp …gần như không có phản ứng gì, kể cả việc lên tiếng phản đối hay chỉ trích.

Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của VN bị Trung Quốc chiếm đóng xây dựng thành đảo nhân tạo phi pháp.

Họ coi đó là việc riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam lúc đó ở vào thế đơn độc khi phải đối phó với sự xâm lăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đến lúc Trung Quốc bắt đầu bồi đắp các đảo xây dựng, đường băng đủ cho các loại máy bay cất hạ cánh, thì các nước bắt đầu có những phản ứng yếu ớt. Rồi, Trung Quốc ngang ngược đưa ra bản đồ đường chín đoạn tuyên bố hơn 80% diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc cũng chỉ có một số nước trong khu vực có quyền lợi ở Biển Đông lên tiếng. Đặc biệt, Philippines kiện và được Tòa Trọng tài quốc tế phán quyết phủ nhận đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc, các nước cũng chỉ biết vậy, không có yêu cầu buộc Trung Quốc phải thực hiện phán quyết của Tòa. Chính vì thế Trung Quốc ngang nhiên không chấp nhận phán quyết và vẫn tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Tại một số cuộc hội thảo quốc tế, các nhà khoa học ở các nước cũng ít quan tâm đến vấn đề chủ quyền mà chủ yếu cáo buộc Trung Quốc phá hoại các rạn san hô làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường Biển Đông nói riêng và môi trường biển nói chung.

Sau khi bồi đắp các đảo thành căn cứ, Trung Quốc rục rịch đưa vũ khí ra các đảo như radar, tên lửa và chuẩn bị tuyên bố vùng nhận dạng hàng không và cản trở con đường hàng hải quan trọng trên Biển Đông nối từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương thì các nước mới có thái độ lo ngại và phản đối. Để trấn an các nước, Trung Quốc luôn tuyên bố không bao giờ biến các đảo mà họ bồi đắp thành căn cứ quân sự.

Ngày 25/9/2015, trong chuyến thăm Mỹ, tại Nhà Trắng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng Bắc Kinh “không có ý định quân sự hóa” quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và các tiền đồn của Trung Quốc “không nhằm mục tiêu hoặc tác động tới bất cứ quốc gia nào”.

Nhưng năm năm sau lời hứa của ông Tập, ngày 27/9/2020, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phải đăng tải thông điệp trên trang wed chính thức với tiêu đề; “Những lời hứa suông của Trung Quốc trên Biển Đông”. Trong đó bộ ngoại giao Mỹ đã chỉ rõ Bắc Kinh đã “triển khai tên lửa chống hạm, tăng cường khả năng tình báo tín hiệu và hệ thống radar quân sự, xây dựng hàng chục nhà chứa tiêm kích và đường băng mà máy bay chiến đấu có thể hoạt động”. Kết luận của thông tin trên là Bắc Kinh đã và đang “quân sự hóa liều lĩnh và khiêu khích các tiền đồn”. Rõ ràng Bắc Kinh đã quân sự hóa phi pháp các tiền đồn để cưỡng chế kiểm soát các vùng biển mà Bắc Kinh không có chủ quyền hợp pháp.

Hiện nay không chỉ có Mỹ mà các nước Châu Âu, cùng Úc, Nhật Bản, Ấn Độ… đều khẳng định Trung Quốc đã không tôn trọng phát ngôn và cam kết mà chính họ đã đưa ra. Ngày càng có nhiều nước thể hiện sự phản đối lên Liên hợp quốc nhằm chống lại yêu sách hàng hải bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cộng đồng quốc tế cần đoàn kết và phản đối mạnh mẽ hơn nữa hành vi “nguy hiểm và không thể chấp nhận được của Trung Quốc ở Biển Đông”

RELATED ARTICLES

Tin mới