Monday, November 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiĐằng sau nỗ lực ‘đảo chính’ chống lại tổng thống Trump

Đằng sau nỗ lực ‘đảo chính’ chống lại tổng thống Trump

Hoa Kỳ đang trong một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Nó bắt đầu vào ngày đắc cử của Tổng thống Trump, khi các quan chức không được bầu vận động chống lại nhiệm kỳ tổng thống của ông. Đây là một cuộc khủng hoảng trong nhánh hành pháp, gây ra bởi các quan chức cấp dưới, những người coi mình không phải chịu trách nhiệm trước tổng thống. Trên thực tế, họ đã thành lập một nhánh chính quyền thứ tư – một bộ máy quan liêu thường trực vô trách nhiệm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Bằng chứng công khai đầu tiên về cuộc nổi dậy bắt đầu với bản ghi bị rò rỉ về cuộc điện thoại của ông Trump với Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto vào ngày 27 tháng 1 năm 2017 và với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull vào ngày hôm sau. Như Ủy ban An ninh Nội địa Thượng viện đã báo cáo, chính quyền Trump đã gặp khó khăn với 62 vụ rò rỉ có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia trong vòng 125 ngày đầu tiên, so với 9 vụ rò rỉ như vậy dưới thời George W. Bush và 8 vụ rò rỉ dưới thời Barack Obama.

Vào năm 2019, một “người tố cáo” đã tiết lộ chi tiết cuộc gọi điện thoại của ông Trump với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Điều này thúc đẩy cuộc luận tội chống lại ông Trump vào tháng 12.

Giữa những ví dụ về cuộc nổi loạn chống lại tổng thống, các quan chức tham nhũng trong Cục Điều tra Liên bang — và dựa trên những tiết lộ gần đây, dường như còn có các bộ phận khác của cộng đồng tình báo — đã sử dụng quyền lực của họ để phá hoại chính quyền. Hành động của họ có thể được gọi là một nỗ lực đảo chính— như luật sư của người tố cáo vụ Ukraine, Mark Zaid, đã miêu tả trong một tweet ngày 30 tháng 1 năm 2017: “#đảo chính đã bắt đầu. Bước Đầu tiên của nhiều bước. #nổi loạn. #luận tội cuối cùng sẽ diễn ra.”

Trong cuộc khủng hoảng hiến pháp này, nhiều nhà báo đã tiếp tay cho những kẻ chủ mưu bằng cách từ bỏ thậm chí cả sự khách quan giả vờ và cho rằng ông Trump gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho đất nước. Các thành viên báo chí này sẵn sàng tiếp nhận những thông tin rò rỉ vốn đã tạo ra và duy trì dòng quan điểm sai lệch rằng chiến dịch tranh cử của Trump đã thông đồng với Nga. Không một thành viên nào của giới báo chí bóc trần những thông tin sai lệch này. Họ biết ai là kẻ rò rỉ và chủ mưu; nhưng họ sẽ không nói cho bạn biết.

May mắn thay, có những người đang làm việc để đưa sự thật ra ánh sáng. Cựu Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Devin Nunes, Tổng chưởng lý William Barr, cựu Quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Richard Grenell, người kế nhiệm của ông, John Ratcliffe và ủy ban của tôi, cùng với Ủy ban Tài chính và Uỷ ban Tư pháp Thượng viện, đang làm việc để giải mật các thông tin quan trọng và đưa chúng ra công khai. Thật không may, việc khám phá sự thật không hề dễ dàng và có thể không còn nhiều thời gian. Nếu Joe Biden đắc cử tổng thống, sự thật có thể bị che giấu mãi mãi.

Đây là những gì chúng ta biết cho đến nay: Vào ngày 5 tháng 7 năm 2016, Giám đốc FBI khi đó là James Comey đã vượt quá quyền hạn của mình và công khai minh oan cho Hillary Clinton trong khi chỉ trích hành vi của bà. Cùng ngày tại London, FBI đã gặp Christopher Steele (cựu nhân viên tình báo MI6 của Anh, người sau đó đã thành lập một cơ quan tình báo tư nhân đóng tại London – NBT), tác giả của bộ hồ sơ chống Trump hiện đã bị bóc trần.

Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ nhận được báo cáo rằng người Nga tin rằng Hillary Clinton đã thông qua một kế hoạch vào ngày 26 tháng 7 năm 2016, nhằm “khuấy động một vụ bê bối” bằng cách gắn Trump với việc Nga hack máy chủ email của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ. Sau đó, Giám đốc CIA John Brennan đã trình bày cho Tổng thống Obama về báo cáo này. Cũng vào ngày 26 tháng 7, một “chính phủ nước ngoài thân thiện” đã cung cấp cho đại biện Đại sứ quán Hoa Kỳ ở London thông tin rằng George Papadopoulos (cựu thành viên ban cố vấn chính sách đối ngoại cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của Donald Trump – NBT) “ám chỉ nhóm của Trump đã nhận được một số gợi ý” rằng Nga có thể tung ra thông tin gây tổn hại cho chiến dịch tranh cử của Clinton, theo báo cáo tháng 12/2019 từ Tổng thanh tra Bộ Tư pháp.

Vào thời điểm đó, theo các báo cáo công khai, Gina Haspel, hiện là giám đốc CIA, là trưởng văn phòng CIA ở London. Vào ngày 31 tháng 7 năm 2016, FBI đã mở cuộc chiến dịch Crossfire Hurricane để điều tra về chiến dịch tranh cử của Trump, dựa trên các thông tin liên quan đến Papadopolous.

FBI đã nhận được các báo cáo ban đầu của Steele vào ngày 5 tháng 7 năm 2016. FBI nhanh chóng nhận ra rằng hồ sơ của Steele là một nghiên cứu do Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ và chiến dịch tranh cử của Clinton biên soạn và trả tiền. Đến tháng 10 năm 2016, FBI biết rằng một trong những nguồn tin của Steele làm việc cho các cơ quan tình báo Nga. Vào tháng 12 năm 2016, FBI biết được rằng nguồn tin chính của Steele là một người mà họ đã điều tra vào năm 2009 vì nghi ngờ là điệp viên của Nga.

Vào tháng Giêng năm 2017, FBI đã phỏng vấn nguồn tin chính, người đã mô tả thông tin của mình là kiểu trò chuyện mà bạn thường có “với bạn bè khi uống bia”. Cũng trong khoảng thời gian đó, FBI nhận được tin tình báo rằng hồ sơ của Steele chứa các thông tin sai lệch của Nga. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2018, FBI đã báo cáo với Ủy ban Đặc biệt Thượng viện về Tình báo rằng các thông tin trong hồ sơ của Steele là đáng tin cậy.

Chúng ta đã đi tới thời điểm của sự thật. Trong nhiều năm, những nỗ lực của chúng tôi nhằm thu thập tài liệu và lời khai từ các cơ quan tình báo liên bang, bao gồm FBI và CIA, đã bị thất bại. Hiện ông Trump đã ủy quyền cho cácquan chức cấp dưới giải mật và cung cấp mọi thông tin liên quan đến các cuộc điều tra của chúng tôi. Họ sẽ tuân thủ chỉ thị của ông, hay cuộc nổi dậy sẽ tiếp tục? Chúng ta sẽ nghe thấy những tiếng hú hét rằng tổng thống đang chính trị hóa các cơ quan này và đe dọa an ninh quốc gia. Nhưng đâu mối là mối đe dọa lớn hơn đối với nền dân chủ của chúng ta,  tính minh bạch, hay sự tiếp tục che đậy một nỗ lực đảo chính chống lại một tổng thống được bầu hợp lệ?

RELATED ARTICLES

Tin mới