Saturday, January 11, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiEU đồng lòng chặn TQ?

EU đồng lòng chặn TQ?

Quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) cho biết khối này sẽ “mở rộng cuộc chơi” với Trung Quốc ở Tây Balkan.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi EU dành một khoản quỹ 9 tỷ euro (10.5 tỷ USD) cho khu vực ngày càng được coi là “mặt trận” của cuộc cạnh tranh EU-Trung Quốc.

Sự thúc đẩy tài chính mới nhất của Brussels nhằm chống lại các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. EU coi những khoản đầu tư này của Bắc Kinh là thiếu minh bạch và đi ngược với mục tiêu của các nước này là đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý tốt trước khi họ có thể gia nhập Liên minh châu Âu trong tương lai.

Tại cuộc hội thảo trực tuyến do Viện nghiên cứu Clingendael (Hà Lan) tổ chức hôm 7/10, người đứng đầu bộ phận Trung Quốc tại Cơ quan Ngoại giao EU Jonathan Hatwell cho biết: “Gần đây, Trung Quốc đã trở nên có ảnh hưởng trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng“.

Theo kế hoạch mới cho khu vực được công bố hôm 6/10, EU cũng có thể cung cấp các khoản bảo lãnh lên tới 20 tỷ euro trong thập kỉ tới để giảm chi phí tài chính cho cả đầu tư công và tư, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. Điều này giống như việc Trung Quốc đã tự hào về các khoản cho ngân hàng vay của mình đối với các nước Tây Balkan.

Ông Hatwell nói: “Điều làm nảy sinh những lo ngại tiềm tàng trong khu vực là sự tác động từ các khoản đầu tư đáng kể và không phải lúc nào cũng minh bạch của Trung Quốc tới khuôn khổ thể chế còn nhiều bất cập [ở Tây Balkan].

Ông chỉ ra mối quan tâm của EU là tập trung vào tính bền vững về kinh tế – xã hội và tài chính, các tiêu chuẩn về môi trường, và các vấn đề về nợ nần cũng như khả năng chuyển giao tài sản chiến lược.

EU và Trung Quốc sẽ hợp tác nếu Bắc Kinh thay đổi tiếp cận

Ông gợi ý, nếu Bắc Kinh thay đổi cách tiếp cận với Tây Balkan, có thể EU sẽ cùng hợp tác để phát triển.

[EU và Trung Quốc] có lợi ích chung trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở Tây Balkan,” ông bổ sung, “nếu chúng tôi có thể đạt được trọng tâm mục tiêu đó với sự tham gia của Trung Quốc và điều này được thực hiện theo cách không làm suy yếu các tiêu chuẩn mà chúng tôi đang cố gắng thúc đẩy thì có rất nhiều vấn đề mà hai bên có thể hợp tác“.

Sáu quốc gia Tây Balkan – Albania, Bosnia và Herzegovina, Bắc Macedonia, Kosovo, Montenegro, Serbia luôn nằm trong tầm ngắm của Liên minh châu Âu vì có tiềm năng trở thành những ứng cử viên tương lai gia nhập khối gồm 27 nước này.

Sự hợp tác của Trung Quốc đối với một số quốc gia trong khu vực này đã thu hút sự quan tâm của EU, đặc biệt đối với hai quốc gia có nhiều khả năng bắt đầu đàm phán về việc gia nhập EU: Bắc Macedonia và Serbia.

Sau khi Thủ tướng Bắc Macedonia Zoran Zaev cảm ơn người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường vì đã hỗ trợ quá trình hiện đại hóa đất nước của ông vào năm 2018, bao gồm việc đầu tư vào các công trình đường cao tốc, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ngay lập tức đặt câu hỏi về động cơ của Bắc Kinh.

Tôi không phản đối việc Trung Quốc muốn buôn bán và đầu tư,” bà Merkel nói trong cuộc họp báo chung với ông Zaev vào năm 2018, “nhưng câu hỏi ở đây là… liệu mối quan hệ kinh tế có liên quan đến các vấn đề về chính trị hay không?“.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic có mối quan hệ thân thiết hơn với Bắc Kinh trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Các chuyên gia Trung Quốc là những người đầu tiên đánh bại virus [SARS-CoV 2]. Kể từ giờ, chúng tôi sẽ làm theo bất kể những gì họ nói,” ông Vucic phát biểu vào tháng 4 khi truyền hình nước này phát sóng sự kiện máy bay chở bác sĩ và thiết bị từ Trung Quốc đến.

Ông nói, nhà lãnh đạo Trung Quốc không chỉ là “bạn” mà còn là “anh em” của Serbia.

Quan chức EU Hatwell nhấn mạnh rằng Liên minh châu Âu sẽ cần tăng cường liên lạc với khu vực Tây Balkan thời gian tới.

RELATED ARTICLES

Tin mới