Saturday, November 23, 2024
Trang chủĐiểm tinMỹ hy vọng tách Nga khỏi TQ

Mỹ hy vọng tách Nga khỏi TQ

Cho dù Donald Trump có thể rời chính trường, nhưng ngọn lửa ý tưởng của ông sẽ không tắt

Nước Mỹ đang đi theo một đường lối đối đầu rất cứng rắn chống Trung Quốc. Thêm nữa, Bộ Ngoại giao Mỹ có vẻ như đang rất hy vọng rằng gấu Nga sẽ giúp đại bàng Mỹ xé xác con rồng (Trung Quốc).

Ít nhất, chúng ta cũng có thể thấy được “niềm hy vọng” này của Mỹ qua bài phát biểu mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, – ông đã tuyên bố công khai rằng cuộc chiến chống lại giới lãnh đạo Trung Quốc đang cầm quyền hiện nay là “sứ mệnh của thời đại chúng ta”.

Tuyên bố trên của Ngài Pompeo- đó không còn chỉ là một chiếc gậy chọc vào bánh xe công nghệ 5G của Trung Quốc nữa, – rõ ràng nó đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một cuộc chiến tranh thương mại thông thường.

Đây là một ý định rõ ràng và công khai của Mỹ nhằm thay đổi chế độ ở Bắc Kinh để cho một “Quốc dân đảng” dân chủ nào đó khác lên thay thế.

Cần phải nhắc lại rằng định đề về sự cạnh tranh giữa cường quốc vẫn luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Ý tưởng này đã được trình bày rất rõ trong “Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017” của chính quyền Trump ((National Security Strategy 2017). Trong văn kiện này, cả Nga và Trung Quốc đều được xác định là các siêu cường quốc và là đối thủ bẩm sinh của nước Mỹ.

  • Tuy nhiên, khi kêu gọi tiến hành một cuộc thập tự chinh chống lại Trung Quốc, ông Mike Pompeo dường như có ý cho rằng Nga hoặc sẽ là đồng minh của Hoa Kỳ trong sứ mệnh này, hoặc là một quan sát viên trung lập chỉ tọa sơn quan “trận đánh của những kẻ khổng lồ” này .

Như Jeffrey Mankoff, tiến sĩ tại Đại học Yale Mỹ giải thích thì rất có khả năng là Nga đã muốn cắt đứt với Trung Quốc. Bắc Kinh đã thọc các vòi bạch tuộc của mình quá sâu vào nền kinh tế của “không gian hậu Xô Viết”.

Danh sách những mâu thuẫn trong quan hệ Trung-Nga ngày càng đầy thêm. Trung Quốc đang chèn ép Nga trên thị trường vũ khí và trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn có tầm quan trọng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ).

Các công ty Trung Quốc “quyết liệt” chiếm đoạt các thị trường truyền thống của Nga, nhiều khi cả bằng phương thức ăn cắp chính bí quyết công nghệ của chính Nga.

Không loại trừ khả năng lý do khiến Nga đã từ chối xuất khẩu các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc là vì sợ bị nước này đánh cắp công nghệ.

Vẫn theo cách tư duy của Mankoff thfi Matxcova cần phải cảm thấy bị tổn thương sâu sắc bởi vị thế phụ thuộc của mình trong quan hệ với Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Nga và là nguồn đầu tư ngoại tệ chính.

Còn nước Nga, do kinh tế phụ thuộc vào việc khai thác nguyên liệu thô, nên chỉ là một mắt xích trong sáng kiến “​​Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Chưa hết, chỉ là một mắt xích yếu và “hạng hai”.

Nhìn chung, mối quan hệ đang xích lại gần nhau Trung-Nga như hiện nay là một cái gì đó rất không bình thường trong con mắt của người Mỹ. Washington tự tin cho rằng Mỹ có thể và nên “cắt” Moscow khỏi đầu tàu Bắc Kinh. Như người ta thường nói, có một cơ hội như vậy.

Mặc dù cũng có mặt trái của tấm huy chương. Tiến sĩ Jeffrey Mankoff nhắc lại rằng Trung Quốc có nhiều thứ hấp dẫn không thể cưỡng lại đối với Nga.

Ví dụ, Bắc Kinh không nghi ngờ gì tính chính thống của Vladimir Putin và không tìm mọi cách “đào bới” dưới chân chế độ hiện hành ở Nga (khác hoàn toàn với Mỹ).

Ngay cả sức mạnh quân sự ngày càng tăng của CHND Trung Hoa cũng hướng tới mục đích chủ yếu và trước hết là làm suy yếu quyền bá chủ của Các Lực lượng Vũ trang Mỹ ở Thái Bình Dương, chứ chưa đe dọa gì các lợi ích của Nga ở lục địa Âu-Á.

Còn giờ thì, và đây mới là điều đặc biệt cấp thiết (với Nga)- Nga hy vọng với sự hỗ trợ của Trung Quốc sẽ khởi động lại được nền kinh tế của mình sau khi rơi vào tình trạng trì trệ vào năm 2020, và đưa nước này thoát khỏi tình trạng hôn mê “coronavirus”.

Nói ngắn gọn, đối với Nga, viễn cảnh xung đột căng thẳng chính trị – thương mại Mỹ – Trung leo thang là một con dao hai lưỡi. Matxcova cũng có thể kiếm lợi từ sự suy yếu của Thiên Triều, hoặc cũng có thể thua thiệt cũng vì sự suy yếu đó.

Tuy nhiên, việc cả Washington và Bắc Kinh đều coi Nga là một đồng minh tiềm tàng trong cuộc chiến với nhau khiến tình hữu nghị của Matxcova trở thành một món hàng rất có giá trị.

Điểm yếu trong lập trường của Hoa Kỳ, như Jeffrey Mankoff đã chỉ ra, đó là sự thiếu linh hoạt trong chiến lược của chính quyền Washington.

Qua nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, người Nga đã rút ra được kết luận rằng cái chính sách ngạo mạn, coi thường của Mỹ đối với Nga sẽ không thay đổi và cho dù ai ngồi trong Nhà Trắng thì cũng sẽ như vậy.

Vì thế, phải là một thiên tài thì mới có thể viết và “đưa vào cuộc sống” được một kịch bản- kịch bản mà trong đó Nga sẽ hỗ trợ tích cực các nỗ lực của Mỹ chống lại Trung Quốc.

Và các thiên tài thì- không chỉ ở Mỹ, mà ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, như đã biết, luôn trong tình trạng khủng hoảng thiếu trầm trọng.

Tiến sĩ Mankoff tin rằng trong lúc Mỹ và Trung Quốc đang húc nhau, Nga sẽ lẳng lặng đi theo một con đường khác: người Nga sẽ cố gắng tăng cường quan hệ với các siêu cường tiềm năng đang lên.

Ví dụ, với chính các đối thủ của Trung Quốc – như Ấn Độ và Nhật Bản. Còn trên chiến trường kinh tế Châu Âu – với một nước Đức mới bị người Mỹ “xúc phạm sâu sắc”. Tất nhiên, chỉ sau sự ra đi của Angela Merkel.

 

 

 

RELATED ARTICLES

Tin mới